Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000

Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000

Ngày đăng: 06/11/2022

Không còn nghi ngờ gì nữa với nhu cầu tiêu dùng nhân hạt điều trên thế giới khá ổn định và ngày một gia tăng theo sự giàu lên của các nước, cây điều đã trở thành một cây công nghiệp xuất khẩu có giá trị kinh tế cao cho những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi phù hợp cho cây điều phát triển.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với cây điều nên dù chỉ mới được thực sự quan tâm trong vòng 2 thập niên cuối của thế kỷ 20, Việt Nam đã phát triển trồng điều rất nhanh, mạnh, trở thành một trong những nước vừa có trồng điều vừa có chế biến xuất khẩu nhân hạt điều nhất thế giới, sánh vai được với những nước đã có lịch sử phát triển cây điều trước Việt Nam hàng thế kỷ như Ấn Độ, Braxin,... Sự phát triển nhảy vọt này trước hết bắt nguồn từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Còn nhớ ngay khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, cây điều có thể được ngành Lâm nghiệp đưa vào các khu rừng đã bị tàn phá trong chiến tranh ở các tỉnh miền Nam, sau đó vào tháng 2/1983 ngành ngoại thương đã tổ chức Hội nghị cây điều toàn quốc lần đầu tiên tại tỉnh Sông Bé (cũ) với mục đích tuyên truyền giá trị kinh tế cao của cây điều, rút kinh nghiệm việc trồng điều đã qua và thảo luận các biện pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển mặt hàng điều thời gian tới. Sau Hội nghị ngành ngoại thương cung cấp miễn phí hạt điều giống cho một số địa phương để khuyến khích nông dân trồng điều. Trồng điều để xóa đói, trồng điều để có nhiều hàng hóa xuất khẩu cho đất nước đã trở thành một phong trào được nông dân hướng ứng, tham gia nhiệt tình và tự giác. Việt Nam đã bắt đầu có xuất khẩu hạt điều thô hàng chục ngàn tấn vào cuối thập nhiên 80.

Tiếp theo ở Hội nghị cây điều toàn quốc được tổ chức vào tháng 11/1980, Hiệp hội cây điều Việt Nam đã được thành lập, thêm động lực mới thúc đẩy ngành điều phát triển. Kể từ khi ra đời với vai trò là cầu nối trực tiếp giữa người sản xuất với các cơ quan hữu quan của Nhà nước, Hiệp nội cây điều Việt Nam đã kịp thời phản ánh những khó khăn của người sản xuất (cả trồng và chế biến) và những đề xuất của chính Hiệp hội để Nhà nước xem xét giải quyết. Hiệp hội cây điều Việt Nam đã kiến nghị Nhà nước miễn giảm thuế đất nông nghiệp cho người trồng điều, đưa cây điều vào chương trình cây giống quốc gia để được hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống các vườn giống điều ở các vùng trồng điều lớn, xếp cây điều vào chương trình khuyến nông quốc gia để được hỗ trợ kinh phí của chương trình, thực hiện công việc khuyến nông cây điều trực tiếp tới người trồng điều... Những kiến nghị này được Nhà nước quan tâm xem xét giải quyết đã có tác động quan trọng tới việc trồng điều trong thập niên 90. Hoạt động của Hiệp hội cây điều Việt Nam cũng đã thực sự hỗ trợ được cho các hội viên chế biến trong thu mua nguyên liệu hạt điều (kể cả nhập khẩu hạt điều), kỹ thuật chế biến và xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều. Việc Nhà nước ra quyết định số 05/VCCP - BOG ngày 26/1/1995 điều chỉnh tỷ lệ phụ thu và quỹ bình ổn giá đối với hạt điều thô xuất khẩu từ 4% lên 10% và từ năm 1998 cho phép nhập khẩu thêm hạt điều thô đã tạo điều kiện cho ngành chế biến điều xuất khẩu phát triển nhanh, mạnh. Được Hiệp hội khuyến khích, hỗ trợ, các hội viên chế biến đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong dây chuyền sản xuất như cải tiến cách ẩm hóa từ tưới sang luộc, hấp nhẹ hoặc ngâm,..., cải tiến quy trình sấy nhân để đạt được hiệu quả cao nhất trong bóc vỏ lụa, phân cấp hạng sản phẩm trên băng tải... đã rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định và nâng cao được chất lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000

Hiệp hội cây điều Việt Nam cũng thực hiện được vai trò phối hợp và hỗ trợ các nhà khoa học trong các đề tài nghiên cứu phục vụ cho ngành điều như các đề tài nghiên cứu về giống điều, cải tiến, chế tạo các thiết bị chế biến hạt điều... Những kết quả nghiên cứu này bước đầu đã có tác động lớn tới sản xuất của ngành điều, chẳng hạn những giống điều cao sản MH2/7, MH3/7, MH4/5, MH5/4 và MH6/2 được Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa vào sản xuất thử theo quyết định 5218 BNN - KHCN/QĐ ngày 16/11/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các bản Hướng dẫn "Kỹ thuật cải tạo thâm canh vườn điều năng suất thấp", "Kỹ thuật tạo giống điều bằng phương pháp ghép chồi vát ngọn và nêm ngọn", "Kỹ thuật trồng điều" đang đi vào thực tế sản xuất.

Những thách thức của ngành điều Việt Nam phải đối mặt giai đoạn 2000-2005

Thành tựu to lớn của ngành điều Việt Nam trong thời kỳ qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong ba nước xuất khẩu nhân điều nhiều nhất thế giới, còn ở trong nước điều đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng mang về cho đất nước hàng trăm triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên trong bước nhảy vọt vừa qua ngành điều Việt Nam cũng đang tồn tại những yếu điểm đó là:

1. Năng suất hạt điều thu hoạch trên 1 hecta bình quân trên cả nước còn thấp, kích thước hạt nhỏ khiến cơ cấu nhân điều xuất khẩu cấp hạng tốt nhất chỉ là W240, W320, không có cấp hạng lớn hơn, nên giá bình quân nhân điều xuất khẩu của Việt Nam thấp.

2. Trình độ cơ giới hóa trong dây chuyền chế biến hạt điều thấp, phải sử dụng quá nhiều lao động thủ công nên năng suất thấp, chưa tận thu được các phụ phẩm có giá trị, chưa đa dạng hóa sản phẩm, chỉ có mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhân điều, chưa khai thác phát triển thành thương phẩm các sản phẩm khác của cây điều như trái điều, gỗ cây điều... Nhìn chung hiệu quả kinh tế qua chế biến để hỗ trợ lại cho người trồng điều còn bị hạn chế (chế biến chưa nâng được giá mua hạt điều có lợi cho người trồng điều), khả năng cạnh tranh của nhân điều Việt Nam thấp do giá thành sản xuất cao. (Theo khuyến cáo của Bộ Tài chính tháng 12/2002, điều là một trong 16 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành thì mới có thể cạnh tranh khi hội nhập).

Phương án khắc phục và giải quyết khó khăn

Khắc phục những tồn tại này tiếp tục đưa ngành điều phát triển một cách vững chắc, ổn định đặt mục tiêu đề ra trong "Đề án phát triển điều đến năm 2010" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 120/1999/QĐ-TTg ngày 7/5/1999 (Hiệp hội cây điều Việt Nam đã góp phần đáng kể trong quá trình xây dựng đề án này) là một nhiệm vụ không dễ dàng. Có thể 2 vấn đề có tính chất quyết định cho thành công của đề án cần được đặc biệt quan tâm là:

1. Cần có quy hoạch chính thức, cụ thể và chi tiết vùng, diện tích trồng điều thâm canh và trồng điều sinh thái của cả nước:

- Diện tích trồng điều thâm canh (sản xuất hạt điều hàng hóa) chỉ nên tập trung vào những vùng đất tốt đã có điều được trồng những năm qua bởi vì đạt năng suất hạt cao (1.5 - 2 tấn/ha) ngoài có giống điều cao sản để thay thế các giống cũ phải có đầu tư phân bón, phòng trừ sâu hại, canh tác đúng, và phải quản lý tốt mới đạt được. Nên chăng cần khuyến khích và hỗ trợ kinh phí (nếu có) cho mô hình trang trại vườn điều thâm canh bởi lẻ trang trại có ưu thế về vốn, công sức quản lý và có điều kiện đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác việc ký kết tiêu bao sản phẩm hạt điều giữa trang trại với cơ sở chế biến được đảm bảo thực hiện ít rủi ro hơn.

- Diện tích trồng điều sinh thái (bảo vệ môi trường chủ yếu) chỉ nên mở rộng vào những vùng đất xấu, điều kiện canh tác khó khăn, không có loài cây nào khác ngoài cây điều có thể sống và sinh lợi được dù không cao. (Ở Ấn Độ, diện tích cây điều chỉ được mở rộng vào những vùng đất xấu, khô hạn, khan hiếm nước, đất có độ dốc cao, đất bị xói mòn, đất cát ven biển là một kinh nghiệm cần tham khảo).

2. Xây dựng và thực hiện cho được một chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật toàn diện cho cây điều từ trồng cho tới chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu với các trọng tâm:

- Ở lĩnh vực sản xuất hạt điều, mũi nhọn vẫn là lai tạo giống và kỹ thuật thâm canh nhưng với giống cần quan tâm nhiều hơn tới giống cho hạt kích cỡ lớn (để cải thiện được cơ cấu sản phẩm chế biến ra) và kháng sâu bệnh (để đảm bảo môi trường sản xuất sạch).

- Ở lĩnh vực chế biến các ưu tiên phải là cơ giới hóa các khâu sản xuất đang còn phải sử dụng quá nhiều lao động thủ công, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và mở rộng chế biến tới các sản phẩm trái điều, gỗ điều,... để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây điều qua công nghiệp chế biến.

- Ở lĩnh vực kinh doanh, một chiến lược tiếp thị mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm điều của Việt Nam phải là một mũi nhọn.

Chương trình nghiên cứu toàn diện này được triển khai theo phương châm Nhà nước (các cơ quan nghiên cứu) và các doanh nghiệp (cả trồng và chế biến) cùng làm, cùng tham gia đóng góp kinh phí. Chương trình cũng cần được quy định chặt chẽ tiến độ thực hiện để đảm bảo có các tiến độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sản xuất. 

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Thị trường tiêu thụ của hạt điều Việt Nam

Sản xuất hạt điều tại Việt Nam

Nguyên liệu của ngành điều Việt Nam

Hạt điều Việt Nam - phân bố, diện tích, sản lượng và đặc điểm mùa vụ

Quá trình phát triển của ngành điều Việt Nam

Cách phân biệt hạt điều Việt Nam và hạt điều nước ngoài

Nguồn và sản lượng nhập khẩu hạt điều thô của ngành điều Việt Nam

Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của ngành điều thế giới

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)