Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?
Đặc điểm của lá điều
Lá điều là lá của cây điều. Chúng có hình bầu dục với các đường gân và gân giữa rõ nét. Mỗi chiếc lá dài từ 10 đến 20 cm, chiều rộng từ 7 đến 12 cm. Lá điều ăn tốt nhất khi còn non và có màu xanh tía ở phần ngọn và màu xanh sáng hơn ở phía dưới. Khi còn non, lá có kết cấu cứng như rau muống. Chúng có một hương vị thơm, làm se.
Lá điều được phân loại về mặt thực vật học là Anacardium Occidentale. Lá điều có thể được gọi là lá Kasoy, Pucuk Gajus và Daun Gajus.
Mùa vụ
Lá điều có quanh năm.
Lá điều xuất hiện ở tất cả các vùng có sự hiện diện của cây điều, chính vì vậy lá điều có mặt ở khắp châu Mỹ, Châu Phi, châu Úc và châu Á.
Ở Việt Nam, vùng trồng điều phân bổ khắp từ miền trung nước ta đến mũi Cà Mau.
Giá trị dinh dưỡng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá điều rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng nấm, chống ký sinh trùng, kháng khuẩn, khử trùng và chống viêm. Lá điều còn chứa vitamin B và vitamin C trong thành phần. Lá điều cũng là một nguồn cung cấp sắt và canxi, đồng thời cũng chứa kẽm, magiê, phốt pho, magan, natri và kali.
Các ứng dụng của lá điều
Ứng dụng của lá điều trên thế giới
Lá điều là một mặt hàng tạp hóa không phổ biến. Lá điều thường được tìm thấy với số lượng nhỏ ở các chợ tại Malaysia và Philippines. Lá và chồi non được sử dụng trong món salad và là một loại dược liệu.
Lá điều non có thể dùng tay ăn tươi như lá rau diếp. Chúng thường được bao gồm trong các loại lá trong món salad "ulam" ở Malaysia. Chúng có thể được nhúng trong nước sốt cay và ăn như một món ăn nhẹ, hoặc có thể được sử dụng như một thứ trang trí cho các món cá và sambal. Vị chát của chúng giúp mang lại sự thanh mát cho các món ăn cay. Để bảo quản lá điều, hãy cho vào túi để trong tủ lạnh, dùng được trong vài ngày.
Lá điều được sử dụng làm thuốc trong một số nền văn hóa. Ở nhiều nơi, chúng được sử dụng như một chất khử trùng. Ở Peru và Ấn Độ, chúng được nhai và sử dụng như kem đánh răng, và tiếp tục được sử dụng để điều trị các vấn đề về răng và nướu. Chúng có thể được nghiền thành bột để làm nước súc miệng. Ở Châu Phi, chúng được dùng để điều trị bệnh tiểu đường và sốt rét. Ở Java, các lá già được biến thành bột nhão và được sử dụng để chữa bỏng và các bệnh ngoài da.
Ứng dụng của lá điều ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện tại lá điều chưa phải là mặt hàng được xem thương phẩm. Hiện tại đã có những nghiên cứu về ứng dụng làm thuốc, làm trà ở nước ta. Tuy nhiên, là điều chủ yếu vẫn được người dân Nam Bộ xử dụng chủ yếu trong các bữa ăn, dùng làm rau sống,...
- Sử dụng lá điều làm thực thực phẩm: Lá điều có mùi thơm bùi, vị hơi chát chát giống lá bơ và lá sung, đồng thời có những dưỡng chất tốt cho cơ thể nên từ lâu đã được người dân nước ta sử dụng làm thực phẩm. Người dân vùng Nam Bộ thường dùng lá điều non làm một phần của rau sống, sử dụng lá điều non trong các món ăn đặc trưng của vùng Nam Bộ như lá đều xúc tép riêu, thịt chuột dồng hay món lá điều xúc thịt rắn cũng rất đặc sắc,...
Hình - Lá điều được người dân dùng làm rau sống
- Sử dụng lá điều để làm thuốc: Lá điều có thành phần carbohydrate, flavonoid, saponi, alkaloid và đặc biệt có chứa hàm lượng cao chất tanin, có tác dụng lợi tiểu, kháng khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Trong một nghiên cứu được Sokeng thực hiện, kết quả cho thấy lá điều có tác dụng hạ đường huyết rất khả quan. Ngoài ra, lá điều còn có tác dụng hạn chế ruột hấp thu glucose và tăng sản sinh insulin, từ đó cải thiện mô và hỗ trợ tích cực trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết. Đồng thời, một số thành phần của hạt điều được nghiên cứu cho thấy có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Tận dụng lá điều làm phân bón: ngoài các ứng dụng trên, lá điều hiện nay được người dân trồng điều sử tận dụng ủ tại chỗ khi lá rụng xuống để tận dụng bổ sung dưỡng chất cho cây.
Nguồn tham khảo:
- https://specialtyproduce.com/produce/Cashew_Leaves_16959.php;
- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - sản xuất và chế biến, 2003.
Xem thêm:
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
Dầu vỏ điều, than vỏ điều, vỏ lụa điều và gỗ điều
Quả điều, rễ, thân, lá, nhựa và vỏ thân điều
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng