Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Ngày đăng: 06/11/2022

Để cây điều phát triển tốt và cho ra năng suất cao thì việc chăm sóc cây điều đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc cây điều bao gồm các công việc như làm cỏ, tỉa cành, tào tán cây, tưới tiêu, bón phân và cải tạo vườn điều già cỗi.

Làm cỏ

Việc trừ cỏ ở vườn điều mới trồng trong những năm đầu tiên là rất quan trọng vì nếu để cho cỏ phát triển, cỏ sẽ cạnh tranh các chất dinh dưỡng và độ ẩm của đất với điều, có thể dảy cỏ bằng tay hoặc bằng máy, đôi khi cũng phải sử dụng tới hóa chất diệt cỏ trong trường hợp gặp nhiều loại cỏ có rễ bò rất khó nhổ bật rễ song phải hết sức thận trọng.

Nếu dảy cỏ bằng tay thường cuốc sạch cỏ chung quanh mỗi gốc cây một diện tích có đường kính là 1.5 - 2cm còn nếu dảy cỏ bằng máy thì phải dảy sạch toàn bộ dãy đất đã trồng cây có bề rộng khoảng 2m. Việc dảy cỏ thực hiện ít nhất trong 2 - 3 năm đầu tiên (nếu không có trồng xen điều với loại cây nào khác) cho tới khi cây điều có tán lá phát triển đầy đủ mới ngừng. Thường làm cỏ 2 lần trong 1 năm, lần đầu vào đầu mùa mưa trước khi các trận mưa lớn bắt đầu và lần sau vào cuối mùa mưa (tháng 11 - 12) để tạo thuận lợi cho việc thu nhặt hạt trong mùa thu hoạch.

Nông dân làm cỏ vườn điều

Hình - Nông dân làm cỏ vườn điều

Tủ gốc

Dùng chính những lá cây rơi và cỏ khô để tủ gốc sẽ ngăn chặn sự rửa trôi các chất dinh dưỡng và giữ được độ ẩm của đất, cùng lúc hạn chế được cỏ dại và sự bốc hơi trên bề mặt và điều hòa được nhiệt độ trong khu vực trồng điều.

Tưới tiêu

Trong vùng có mùa khô kéo dài, mực thủy cấp quá thấp cần phải cung cấp thêm nước cho cây bằng cách tưới mỗi tuần một lần, số lượng nước tưới trung bình là 20, 50, 100 và 200 lít cho mỗi cây lần lượt trong năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Nói chung tùy theo độ ẩm của đất để quyết định có nên tưới thường xuyên hay không. Cây điều không chịu được ngập úng nên chú ý tiêu nước kịp thời ở những chỗ đọng nước sau mỗi trận mưa lớn.

Xe tưới nước cho vườn điều

Hình - Xe tưới nước cho vườn điều

Trồng xen

Không nên để đất trong vườn điều trống, không có cây gì mọc và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm cho đất bị bốc hơi ẩm và bị rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất do nắng, mưa. Vì vậy phải trồng xen các loại cây hoa màu ngắn ngày thuộc họ đậu như đậu phộng, đậu đũa, đậu xanh,...vừa để bảo vệ đất và tăng thu nhập trong những năm đầu vườn mới trồng điều. Nếu không trồng các loại hoa màu ngắn ngày có thể trồng cây đậu ma (Centrosema pubescens) và cây đậu lông (Calopogonium mucunoides) vừa có tác dụng che phủ đất trống vừa có tác dụng cải tạo đất làm tăng các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ cho đất bằng cách gieo hạt của chúng vào đầu mùa mưa với lượng 7 - 8 kg hạt/1 ha.

Ngoài ra cũng có mô hình trồng hỗn hợp điều - dừa - phi lao hay trồng điều cùng với phi lao, khoảng cách trồng phi lao 1 x 1m hoặc 1.5 x 1.5m (Andhra Pradesh và Orissa, Ấn Độ). Ở Goa người ta thấy trồng xen bạch đàn (Eucalyptus) và tếch (Teak) với điều trong những năm đầu tiên đã thành công.

Nhìn chung việc trồng xen chỉ cần thiết trong những năm đầu mới trồng điều, phải chấm dứt việc trồng xen trước khi điều đã ra hoa kết quả, khi tán cây điều đã che phủ khu vực trồng.

Mô hình trồng xen canh cây ca cao trong vườn điều

Hình - Mô hình trồng xen canh cây ca cao trong vườn điều

Tỉa cành - tạo tán

Cây điều nếu để phát triển tự nhiên sẽ ra rất nhiều cành gần sát mặt đất tạo cho cây có hình dạng cây bụi và các cây trồng gần nhau sẽ đan chéo cành vào nhau dẫn đến giảm năng suất của cây. Do đó cần phải quan tâm tỉa cành tạo tán hợp lý cho cây ngay từ hai năm đầu tiên sau khi trồng, công việc tỉa cành tạo tán còn giúp cho những công việc canh tác, trồng xen được dễ dàng và việc thu hoạch sản phẩm hạt của cây được thuận lợi khi các cây điều bắt đầu cho quả vào năm thứ ba.

Tỉa cành không nên giữ lại các cành mọc ở vị trí thấp dưới 60 cm kể từ mặt đất nếu các công việc canh tác được thực hiện thủ công hoặc dưới 1m nếu thực hiện các công việc canh tác bằng cơ giới, mỗi cây chỉ giữ lại 3- 5 cành phát triển đều theo mọi phía.

Cần lưu ý khi đã tạo được hình dạng cây thích hợp (đúng) thì không còn cần tỉa cành thường xuyên và theo một lịch trình cố định nữa, ngoại trừ việc chặt bỏ các cành sâu bệnh, khô héo vừa có tác dụng làm vệ sinh cho khu vực vừa làm tăng sản lượng cho cây.

Ở những cây đang cho sản lượng cao, tránh tỉa những cành lớn sẽ làm cho cây yếu đi do bị chảy mủ nhựa ở những vết cắt.

Qua nhiều khảo nghiệm về thời gian và cường độ tỉa cành cho những cây điều ghép ở Trung tâm nghiên cứu điều quốc gia S.K.Karnataka Ấn Độ đã cho thấy việc tỉa cành chủ với cường độ 50% thực hiện vào tháng 7 và 8 đã làm tăng sản lượng hạt trên cây rất nhiều 9.22 - 9.36 kg hạt/cây so với cây đối chứng không được tỉa cành chỉ đạt 4.32 kg hạt/cây. (Số liệu trung bình trong 2 năm 1985, 1986 E. Mohan và Room Singh).

Người nông dân đang tỉa cành điều

Hình - Người nông dân đang tỉa cành điều

Tỉa thưa

Tiến hành tỉa thưa lần đầu ở cây 1 tuổi khi chiều cao của cây đạt tới khoảng 120cm, đây cũng là làm quang sạch mỗi hố để lại 1 cây khỏe và phát triển tốt nhất.

Các lần tỉa thưa khác tiếp theo sẽ tùy theo yêu cầu của khoảng cách trồng khi cây đã hoàn toàn trưởng thành.

Về nguyên tắc chung khoảng cách giữa cây phải gấp khoảng 2 lần bề rộng của tán cây. Trong thực tế việc tỉa thưa cần thiết khi các tán cây của cây bắt đầu sát gần nhau, để tránh không cho chúng gối lên nhau và các cành đan vào nhau.

Chẳng hạn như ở Nachingwea ở Tanzania họ trồng điều cự ly ban đầu là 6 x 6m, sau 3 vụ thu hoạch khi cây 5 tuổi họ mới tỉa thưa để đạt khoảng cách 9 x 9m. Ở Tây Phi với cự ly trồng ban đầu 5 x 5, 6 x 6, 7 x 7m bố trí cây theo hình vuông, lần tỉa thứ nhất thực hiện lúc cây đạt 5 tuổi và lần 2 khi cây 9 tuổi để có cự ly cuối cùng là 10 x 10m, 12 x 12m và 14 x 14m.

Bón phân 

Có một thời gian dài người ta đã nghĩ điều là một cây vùng đất hoang rất dễ trồng, chịu đựng được điều kiện khô hạn khắc nghiệt nên chẳng cần bón phân chăm sóc cây vẫn sống tốt nhưng thật ra điều cũng giống những cây trồng nhiệt đới ăn trái khác, dễ sống tốt nhưng thật ra điều cũng giống những cây trồng nhiệt đới ăn trái khác, để sống, phát triển và cho sản lượng cao cũng đòi hỏi được bón phân và chăm sóc cẩn thận nhất là ở những vùng đất thật sự thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng. Khảo sát các triệu chứng do thiếu hụt các chất khoáng ở trong đất và ảnh hưởng của chúng tới quá trình sống của những cây điều con, Ohler J.G và Coester W.A. (1973) đã phân chia ra thành 3 nhóm sau:

a. Những thiếu hụt nguy hại có thể dẫn đến chết cây xếp theo thứ tự nghiêm trọng như sau: Fe, Mg, K, N, Mo.

b. Những thiếu hụt với những triệu chứng bệnh sớm nhưng không nguy hại, xếp theo thứ tự nghiêm trọng là S, Ca, Mg, Zn.

c. Những thiếu hụt làm chậm phát triển nhưng không thấy có bất kỳ một hậu quả nghiêm trọng nào, xếp theo thứ tự nghiêm trọng là P, Bo, Cu.

Chỉ có qua phân tích đất mới xác định được cụ thể sự thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng nào để bổ sung cho cây.

Những kết quả nghiên cứu ở các Trạm nghiên cứu của I.F.A.C ở Malagasy, ở Trạm nghiên cứu Nam Nachingwea (Tanzania), ở các trạm nghiên cứu điều ở Ấn Độ và ở Pacajus (Braxin) đã cho thấy cây điều phản ứng tốt với việc bón phân đặc biệt với Nitơ và Phospho trong khi với Kali các kết quả không rõ hoặc không có, còn Calci lại có tác động xấu tới cây do điều ưa thích đất có độ axit yếu.

Có tính đến hệ thống rễ của cây điều và sự phát triển hướng xuống phía dưới của nó người ta kết luận rằng bón phân khoáng ngay lúc trồng hoặc bón vào vùng rễ cho hiệu quả hơn bón theo diện (bề mặt).

Theo Mathew Thomas M. (1982) để cho cây điều sản xuất liên tục với cây đã trưởng thành hoàn toàn hàng năm phải bón 250g N, 125g P2O5 và 125g K2O với cây còn non khi lượng phân bón là 84g N, 42g K2O trong năm thứ nhất và tăng lên gấp đôi ở năm thứ hai, những cây có năng suất nhiều hơn có thể tăng tới 500g N/cây.

Theo De Geus J.G. (1967) bón phân cho cây điều 10 tuổi là 250g N, 150g P2O5, 100g K2O tương đương với 2kg phân hỗn hợp có tỷ lệ 12:8:8.

Với cây mới trồng một năm tuổi thì 250g Supe phosphat, 250g sulfat amôn, sau lúc trồng được 3 tháng, và ở năm thứ hai lượng bón tăng lên gấp đôi công thêm 150g Kali Clorua.

Theo Mohapatra A.R., Vijaya Kumare Bhat N.T. (1973) một cây điều trưởng thành có năng suất cao tiêu thụ hàng năm một lượng phân bón gồm 2.84kg N, 0.752kg P2O5 và 1.265kg K2O. Trên cơ sở này có thể tính toán được số lượng phân bón cần cung cấp cho cây ở những độ tuổi khác nhau.

Bón phân cho vườn điều

Hình - Bón phân cho vườn điều

Theo "Package of Practices for cashew" ICAR (1982) biểu bón phân cho cây điều cụ thể như sau:

               Thời gian bón 

 

Tuổi cây

Tháng 5 - 6

Tháng  9 - 10

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

Năm thứ nhất

50

40

-

50

40

-

Năm thứ hai

100

40

30

100

40

30

Năm thứ ba

200

60

60

200

60

60

Từ năm thứ tư trở đi

250

60

60

250

60

60

Bảng - Phân bón cho cây điều trong 3 năm đầu và các năm sau (g/cây)

Lúc cây còn nhỏ ta xới vòng quanh gốc độ sâu khoảng 20cm theo chu vi hình chiếu của tán lá, rải phân rồi lấp lại. Khi cây đã lớn người ta đào rãnh vòng tròn quanh gốc cây bán kính 1.5m bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Cần phải làm sạch cỏ quanh gốc trước khi tiến hành bón phân.

Cũng có thể áp dụng một chế độ bón phân cho điều theo biểu sau:

Tuổi cây Số lượng phân bón (g/cây)
Chất dinh dưỡng  Phân bón
Đạm (N) Lân (P2O5) Kali (K2O) Phân urê Supe phốt phát Phân Kali
Năm thứ nhất 60 20 20 130 125 35
Năm thứ hai 125 30 40 270 190 65
Năm thứ ba 200 40 60 435 250 100
Từ năm thứ tư trở đi 250 50 75 540 315 125

Bảng - Chế độ phân bón cho điều (Theo "Sản xuất và chế biến điều" - 1989)

Lượng phân trên đây được bón làm 2 lần trong năm, tỷ lệ chia đều cho 2 lần:

- Lần thứ nhất vào trước mùa mưa, khoảng tháng 5 đến 6.

- Lần thứ hai vào sau mùa mưa, khoảng tháng 9 đến tháng 10.

Theo Bảng "Hướng dẫn kỹ thuật trồng điều" được Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2000: bón phân cho cây điều chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản hay giai đoạn cây non và thời kỳ khai thác hay giai đoạn cây cho trái.

Tuổi cây (năm) Số đợt bón (đợt/năm) Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)
N P2O5 K2O
1 4 - 5 9 3 3
2 3 90 30 30

Bảng - Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tuổi cây  (năm) Đợt bón Dạng nguyên chất (g/cây/đợt) Vùng Thời gian
N P2O5 K2O
3 1 300 100 100 Đông Nam bộ và Tây Nguyên  Tháng 5 - 6
2 200 130 130 Duyên hải Nam Trung bộ Tháng 8 - 9
4 - 7 Mỗi năm tăng thêm từ 20 - 30% lượng phân bón năm thứ 3 hay tùy theo mức tăng năng suất
8 trở đi Điều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng sinh trưởng và năng suất vườn cây.

Bảng - Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều thời kỳ khai thác

Tóm lại việc chăm sóc và quản lý vườn điều có thể thực hiện theo lịch những công việc phải làm dưới đây, chú ý lịch này được áp dụng cho vùng trồng điều có điều kiện khí hậu:

- Mùa đông khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

- Đầu mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.

- Cuối mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11.

* Tháng 12 - tháng 1: cây điều bắt đầu ra hoa từ tháng 12 và tiếp tục qua suốt tháng 1. Những công việc phải tiến hành:

- Phun xịt thuốc diệt sâu Endosulfan hoặc Quinaphos để phòng trừ bọ xít muỗi, bọ trĩ và một số sâu hại khác.

- Làm cỏ

*Tháng 2 - tháng 4: mùa thu hoạch - Những việc phải làm:

- Thu hái và thu lượm những quả (hạt) rụng theo định kỳ (với những cây điều đã được tuyển chọn làm cây mẹ, khi thu hoạch, hạt để riêng làm giống).

- Chiết cành trong tháng 2 - tháng 3 để đem trồng vào tháng 6 - 7.

* Tháng 5:

- Tiến hành bón phân đợt 1 cho cây trước khi khởi đầu mùa mưa (số lượng: 1/2 lượng phân bón cây/năm).

- Làm đất cho khu vực dự định trồng điều mới ngay khi có những trận mưa đầu mùa bao gồm: làm cỏ, đào hố, làm bậc thang ở nơi đất dốc. Mọi công việc phải được hoàn thành khi những trận mưa nặng hạt của mùa mưa bắt đầu.

- Gieo hạt vào bầu đặt dưới mái che khi những trận mưa rào bắt đầu.

* Tháng 6 - tháng 7:

- Gieo hạt trực tiếp ra đồng (nếu trồng từ hạt), cũng như trồng các cây con và những cây con vô tính ra đồng.

- Phun xịt thuốc Bordeaux 1% để phòng trừ bệnh chết khô (Dia - back) cho những cây bị nhiễm bệnh sau khi chặt bỏ những cành bị bệnh.

- Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn ươm để phòng ngừa bệnh lở cổ rễ ở cây con.

- Nếu phát hiện có nhiễm bệnh lở cổ rễ phải tưới sũng dung dịch Bordeaux 1% cho các luống vườn ươm sau những cơn mưa.

* Tháng 8 - tháng 9: bón phân đợt 2 (1/2 lượng phân cần bón còn lại) khi ngớt những cơn mưa. Cũng có thể bón thêm phân gia súc hoai hoặc phân xanh cho cây sau những cơn mưa.

* Tháng 10  - tháng 11: cây bắt đầu đâm những chồi mới. Những cây ra hoa có thể sớm bắt đầu trổ hoa. Tiến hành phun xịt thuốc Endosulfan để phòng trừ bọ xít muỗi, sâu đục lá, nhện lá và hoa và những sâu hại khác.

Cải tạo vườn điều già cỗi

Những cây điều già (từ 8 - 15 năm tuổi) có biểu hiện sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng hạt đã giảm cần cải tạo lại nhằm múc đích cải thiện năng suất và chất lượng của cây, làm cây trẻ lại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và kéo dài thời gian khai thác. Để cải tạo vườn điều già cỗi, có 2 phương pháp thường được sử dụng là tăng cường chăm sóc và đốn cây.

Cải tạo vườn điều già cỗi

Hình - Cải tạo vườn điều già cỗi

- Biện pháp tăng cường chăm sóc:

Sau mùa thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn cây. Đối với các cành bị sâu bệnh, già cỗi cần được cưa bỏ, sau đó sửa lại hệ thống tưới tiêu nước và tiến hành dọn sạch cỏ.

Bón phân 2 lần trong năm: lần 1 sau khi thu hoạch xong (tháng 6 - 7) bón cho mỗi cây 1 kg urê + 1.5 kg super lân + 0.5 kg clorua kali. Lần 2 bón vào tháng 10 để cây ra lộc và chuẩn bị cho việc ra hoa đậu quả.

Tưới nước đầy đủ cho cây trong mùa khô, liên tục mỗi tuần một lần cho đến khi cây đậu quả, bắt đầu vào mùa mưa.

Đồng thời cần chú ý sâu đục ngọn, bệnh thán thư và các sâu bệnh khác và tích cực phòng trừ sâu bệnh.

- Biện pháp đốn cây:

Vào đầu mùa mưa cưa thân cây cách mặt đất 0.5 - 0.7m. Sau khi cưa gặp trời mưa từ góc cây mọc ra nhiều chồi. Tỉa bỏ các chồi yếu, để lại mỗi gốc 8 - 10 chồi khỏe nhất, phân bố đều quanh gốc. Những chồi này dùng làm gốc ghép theo phương pháp nêm gỗ mềm. Khoảng 60 đến 70 ngày sau khi ghép, cần tiếp tục lựa chọn 4 - 5 chồi ghép tốt nhất để lại. Ở thân cây xuất hiện mặt cắt rất dễ bị nhiếm nấm, vì vậy cần dùng dung dịch Bordeaux tưới đẫm lên để trừ nấm, đồng thời dùng mỡ bò, hắc ín hoặc sơn chống nước bôi lên để tránh bị thối thân. Còn chỗ các chồi non sau khi loại bỏ cần phun thuốc sâu để phòng ngừa sâu đục thân. Chăm sóc chồi ghép sau khi đã định để chồi phát triển, lúc này đã cải tạo thành công vườn điều mới.

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Các loại giống cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)