Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Ngày đăng: 06/11/2022

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính thông qua việc trồng trực tiếp từ hạt là một trong những phương pháp tạo ra cây điều mới. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm nhất định. Sau đây là kỹ thuật nhân giống hữu tính cây điều.

Tuyển chọn cây điều mẹ

Người ta tuyển chọn cây điều mẹ theo những chỉ tiêu cụ thể sau:

- Loại cây lùn với tán dày đặc, đâm cành mạnh và có tỷ lệ nhánh bên sinh sản hoa cao.

- Giai đoạn chưa thành thục ngắn, pha ra hoa ngắn hơn và độ chênh lệch giữa nhị và nhụy nhỏ nhất.

- Cây điều mẹ phải có tuổi 15 - 25 năm, năng suất thu hoạch đạt 15 kg hạt/năm.

- Trong một chùm trung bình phải có 4 - 5 quả, hạt điều có kích cỡ trung bình (125 - 150 hạt/kg), vỏ mỏng hình dạng đẹp và trọng lượng riêng cao.

(Tài liệu "Package of Practices for Cashew" do "Central plantation crops research Institute" Kerala Ấn Độ xuất bản tháng 12 năm 1982)

Cũng có thể tuyển chọn cây điều mẹ theo những chỉ tiêu sau:

- Tuổi cây: chọn cây điều trên 10 tuổi, có năng suất trung bình 10 kg hạt/năm.

- Tán lá: chọn cây điều có tán lá dày đặc, có ít nhất 5 nhánh trên 1 cành chủ.

- Hoa tự: phải có ít nhất 60% nhánh ra hoa, thời gian ra hoa phải tập trung trong vòng 30 - 60 ngày. Tỷ lệ hoa lưỡng tính trên một chùm hoa ít nhất là 10%.

- Số quả điều trên chùm phải có ít nhất là 5 quả/chùm.

- Kích thước hạt: hạt điều có kích cỡ trung bình, số hạt trong 1kg là 120 - 150 hạt.

- Phần nhân điều sau khi đã bóc vỏ phải chiếm tỷ lệ từ 25 đến 30% trở lên.

(Tài liệu kỹ thuật "sản xuất và chế biến điều" của Dự án nghiên cứu và phát triển cây điều UNDP/FAO/VIE/85/005 (1989))

Tuyển chọn cây điều mẹ

Xử lý hạt giống 

Khi thu hoạch hạt điều giống

Chỉ thu hái hạt điều làm giống từ những cây mẹ đã tuyển chọn của vụ đang thu hoạch (vụ gần nhất) và vào thời điểm rộ (tháng 2 đến tháng 4). Sau khi hái lựa lấy những hạt điều có hình dạng cân đối, kích cỡ trung bình (112 - 125 hạt/kg) cho qua tuyển nổi trong dung dịch muối ăn 10% (hoặc dung dịch đường 15%), loại bỏ các hạt nổi, vớt các hạt chìm (có trọng lượng riêng từ 1.025 - 1.05) rửa sạch lại bằng nước lã rồi đem phơi nắng ít nhất là 16 giờ tới vài ngày rồi đem tồn trữ ở nơi thoáng mát để sử dụng. Thời gian tồn trữ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hạt điều. Khảo sát sức nẩy mầm của hạt điều qua thời gian tồn trữ (Rao V.N. Madhava, Rao I.K Sambashiva, Hassan M.Vazir 1957 trong công trình "Studies on seed viability in cashew") cho thấy nếu tồn trự hạt điều giống trong bao bì thùng thiết có nắp đậy kín, tỷ lệ nẩy mầm của hạt đạt kết quả tốt nhất 80 - 100% trong phạm vi 8 tháng kể từ lúc thu hái, sau đó sẽ giảm dần và mất hoàn toàn sức nẩy mầm (tỷ lệ mầm 0%) sau 14 tháng. Còn tồn trữ hạt điều giống trong bao cói (hoặc rơm lúa) thì chỉ sau 11 tháng hạt đã mất hoàn toàn sức nẩy mầm. Dùng hạt điều giống có trọng lượng riêng lớn có lợi là hạt nẩy mầm nhanh hơ, tỷ lệ hạt nẩy mầm cao hơn, cây con sinh trưởng mạnh hơn, cho năng suất thu hoạch cao, tỷ lệ nhân trong hạt cao hơn (Turner D.J. 1956; Rao Madhava V.N. el al. 1957; Auckland A.K. 1961; Northwood 1967). Thời gian nẩy mầm của hạt giống còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và độ vùi sâu của hạt trong đất, thường khoảng 15 tới 25 ngày. Ở nhiệt độ 35 độ C tốc độ nảy mầm nhanh (8 ngày) và nhanh vừa ở 25 - 30 độ C (11 - 12 ngày) (Rocchetti G. và Panerai, 1968).

Tóm lại:

- Hạt điều giống chỉ thu hái từ cây điều mẹ đã tuyển chọn ngay trong vụ thu hoạch (vụ gần nhất).

- Thời điểm thu hái là lúc cây cho thu hoạch rộ (tháng 2 - 4).

- Chỉ chọn các loại hạt có kích cỡ trung bình (112 - 125 hạt/kg) có trọng lượng riêng lớn hơn 1.0 (1.025 - 1.05).

- Phơi khô hạt ngoài nắng trong một vài ngày trước khi đem tồn trữ ở nơi thoáng, mát (tốt nhất dùng thùng thiếc có nắp đậy kín tồn trữ ở nơi thoáng mát).

- Chỉ nên sử dụng hạt điều tồn trữ lâu nhất là 8 tháng kể từ lúc thu hái.

Khi gieo hạt điều giống

Ngoài yếu tố phẩm chất của hạt giống, khi gieo hạt điều trực tiếp ra vườn (hoặc vào bầu) các yếu tố về độ ẩm, nhiệt độ và vị trí của hạt nằm trong đất có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ nẩy mầm, thời gian nẩy mầm và sức khỏe của cây con. Người ta đã khảo sát 5 vị trí và ở 5 độ sâu từ 2 tới 10cm của hạt nằm trong đất cho thấy khi hạt nằm ở vị trí cuống hạt hướng thẳng lên trên và nghiêng một góc 45 độ (phần eo cong của hạt nằm hơi úp xuống) và ở độ sâu từ 2 tới 6cm cho kết quả tốt nhất cả về tỷ lệ % nẩy mầm cao, thời gian nẩy mầm ngắn và cây con có hình dáng đẹp (không bị cong quẹo). Ở vị trí này còn có lợi khi cây con trồi lên khỏi mặt đất chỉ có 5% lá mầm bị phơi ra ngoài trời, do đó bảo vệ được các lá mầm (hoạt động như là những lá đầu tiên của cây con) khỏi bị thú vật (chim, loài gậm nhấm, khỉ) phá hoại (Bhuhanga Rao C. et al., 1962; Ascenso J. et al., 1971).

Hạt điều giống trước khi đem gieo được ngâm vào nước lã 12 - 48 giờ sau đó ngâm vào dung dịch 1% sunfat đồng trong 10 - 15 phút rồi rửa bằng nước vôi và cuối cùng rửa lại hạt sạch bằng nước lã. Cách xử lý này vừa hỗ trợ nẩy mầm của hạt vừa có tác dụng diệt các bào tử nấm gây bệnh cho cây con sau này. Hạt được gieo ra đồng vào thời điểm bắt đầu mùa mưa để bảo đảm cho các cây con khi bước vào mùa khô liền kề vẫn tiếp tục sinh trưởng tốt nhờ đã có bộ rễ tốt hút được dự trữ trong đất. Có thể gieo 2 - 4 hạt vào 1 hố đã chuẩn bị trước (xem ở phần kỹ thuật canh tác điều), khoảng cách giữa 2 hạt là 20 - 30cm. Nếu gieo 3 hạt thì mỗi hạt đặt ở 1 đỉnh của 1 tam giác có cạnh 20 - 30cm. Còn khi gieo 4 hạt thì mỗi hạt được đặt ở 1 góc của hình vuông có cạnh là 20 - 30cm.

Khi gieo hạt điều giống

Số hạt gieo vào 1 hố nhiều như vậy là để dự phòng có hạt không nẩy mầm và sau 1 năm trồng sẽ tỉa bớt chỉ để lại 1 cây tốt nhất.

Tóm lại, khi gieo hạt điều giống trực tiếp ra vườn trồng cần:

- Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt trong nước 12 - 48 giờ sau đó cho vào dung dịch sunfat đồng 1% rồi đem rửa nước vôi và rửa sạch bằng nước lã.

- Đặt hạt nằm trong đất đúng vị trí cuống hạt hướng lên trên và nghiêng một góc 45 độ, phần eo cong của hạt nằm hơi úp xuống. Độ sâu của hạt nằm trong đất là 2 - 3cm.

- Gieo 3 - 4 hạt vào 1 hố. Ở thời kỳ mới mọc cần giữ cho cây không bị ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào, sau 1 năm tỉa bớt chỉ để lại 1 cây tốt nhất trong một hố.

Gieo trực tiếp ra vườn có lợi là tốn ít nhân công, cây con phát triển tốt nhưng có nhược điểm tốn hạt điều giống và chất lượng cây con khó đồng đều. Để khắc phục những hạn chế này người ta gieo hạt vào bầu để tạo cây con đủ chất lượng mới đem ra trồng ở ngoài đồng.

Gieo hạt điều giống

Các bước công việc:

- Bước 1: Tạo lập một vườn ươm (qui mô tùy thuộc lượng cây giống cần), ở gần nơi trồng nhất, chọn vị trí có ánh nắng mặt trời, tránh nơi trong bóng râm).

Hạt sau khi đã được xử lí (như trong gieo trực tiếp ra đồng) cho vào bao cói tưới nước cho ẩm, ủ tiếp trong 48 giờ nữa để cho hạt mau nẩy mầm. Chọn những hạt nảy mầm sớm đem giao vào bầu, loại bỏ hạt không nẩy mầm hoặc nẩy mầm quá chậm. Mỗi hạt mầm được trồng vào 1 bầu.

- Bước 2: Bầu có thể được làm bằng lá cọ, lá chuối, tre,...đan lại hoặc bằng chất dẻo. Hiện nay dùng chất dẻo để làm bầu là phổ biến. Kích thước của túi bầu thường có đường kính là 15cm, cao 25 - 30cm (cũng có khi đường kính 35cm x 53cm), chung quanh túi bầu đục khoảng 40 lỗ phân bố đều đặn từ trên miệng đến đáy túi để thoát nước (hoặc cắt góc ở đáy bầu).

- Bước 3: Đất đổ vào ruột bầu gồm 1 phần lớp đất mặt tại khu vực trồng, 1 phần đất cát sông (tuyệt đối không dùng đất cát mặn) và 1 phần phân chuồng hoai và cứ mỗi kg đất cho vào bầu được trộn thêm 3g phân lân.

- Bước 4: Gieo hạt vào bầu sau cho vị trí cuống hạt hướng lên trên và nghiêng một góc 45 độ (eo hạt hướng xuống dưới), và ở độ sâu vừa phải 1 - 2cm. Sau khi gieo hạt nên tưới nước mỗi ngày 2 lần sáng và chiều để giữ cho đất trong bầu luôn luôn ẩm. Đặt bầu vào trong bóng râm hoặc che không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào bầu. Ngoài tưới nước cần chú ý nhặt hết cỏ dại mọc trên mặt bầu.

- Bước 5: Trong vòng 1 tháng tuổi khi cây con đạt độ cao 15 - 25cm, hoặc ở bất kỳ độ cao nào trước khi rễ cọc non đụng tới đáy bầu, phải bắt đầu chuyển cây non đi trồng ngoài đồng. Khi trồng phải rạch túi bầu cẩn thận để không làm hư hỏng rễ cây. Thường trồng 2 cây vào 1 hố, tháng đầu tiên nếu có điều kiện sẵn nước nên tưới thường xuyên 2 ngày 1 lần để cây mọc nhanh, khi cây cao khoảng 0.7m tỉa bớt cây xấu để lại 1 cây tốt nhất.

Phương pháp gieo vào túi bầu rất thích hợp cho việc trồng trên những diện tích lớn và chủ động được về thời vụ trồng.

Cây tạo ra từ nhân giống hữu tính (trồng từ hạt) mang đặc tính di truyền của cả cây bố và cây mẹ rất phức tạp không đồng nhất. Các hạt giống dù được thu hoạch trên cùng 1 cây nhưng không thể biết được hạt nào được thụ phấn từ cây bố tốt, hạt nào được thụ phấn từ cây bố xấu do đó khi các cây con tạo ra chỉ có một số lượng nhỏ các cây có phẩm chất đạt kết quả, còn lại một số lớn các cây sẽ có những đặc tính dị đồng. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách chọn những cây nào đã sao chép lại tốt nhất những cây nào đã sao chép lại tốt nhất những phẩm chất của cây mẹ (qua số liệu thống kê liên tục một số năm của mỗi cây và kiểm tra lại ở đời sau) cho tự thụ phấn để thiết lập một dòng thuần.Vườn những cây dòng thuần này sẽ là nguồn chủ yếu cung cấp hạt giống cho việc trồng các vườn điều mới. Như vậy để thiết lập một vườn ươm hạt lai (Clona seel garden) đòi hỏi nhiều thời gian và mất nhiều công sức (Argles G.K, 1969; Paiz R. Guillen, 1975), con đường nhanh nhất để có ngay số lượng cây đã sao chép trung thành những đặc tính ưu việt của cây mẹ là con đường nhân giống vô tính.

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003;

- Argles G.K, 1969; Paiz R. Guillen, 1975;

- Central plantation crops research Institute, Package of Practices for Cashew, 12/1982.

Xem thêm:

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Các loại giống cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)