Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Ngày đăng: 06/11/2022

Bệnh thối cụm hoa (Inflorescence blight)

Đặc trưng của bệnh này như tên gọi, là làm khô các cành hoa. Triệu chứng bệnh ở những thời kỳ đầu được thấy là những tổn thương nhỏ xíu mọng nước xuất hiện trên những cành chính hoặc cành thứ cấp. Từ nhỏ vết thương có thể thấy nhựa tiết ra và chuyển sang màu nâu ánh hồng trong vòng 1 ngày, mở rộng ra và đóng vảy trong 2 - 3 ngày.

Các vết thương này nối kết nhau lại thành những tổn thương lớn hơn dẫn tới các cụm hoa (đã nhiễm bệnh) bị khô đi. Bệnh này trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết nhiều mây. Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Trạm nghiên cứu điều Ullal (Ấn Độ), cho thấy bệnh này là do nấm Gloeosporium mangiferae và Phomopsis anacardii, kết hợp với bọ xít muỗi Helopeltis antonii Sign gây ra, do đó để phòng chống sớm bệnh này phun kết hợp thuốc diệt nấm (Cuman 100g trong 100 lít nước hoặc Blitox 250g trong 100 lít) và thuốc trừ sâu (Dimecron 30ml trong 100 lít) cùng lúc (Anon, 1960 và Anon, 1965, 1966). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây (Nambia và cộng sự, 1973) đã cho thấy trước tiên bọ xít muỗi tấn công gây ra các tổn thương rồi tiếp theo các loại nấm hại trên kết hợp thâm nhập qua các tổn thương này với vai trò của những tác nhân hoại sinh để gây ra bệnh thối cụm hoa. Từ phát hiện quan trọng này dẫn tới việc có thể kết hợp phòng chống bệnh này ngay từ trong quá rình phòng chống bọ xít muỗi.

Hoa điều bị bệnh thối cụm hoa

Hình - Hoa điều bị bệnh thối cụm hoa

Bệnh thán thư (Anthracnose disease)

Đây là một trong những bệnh nghiêm trọng và phổ biến ở cây điều. Bệnh này đã được phát hiện ở các bang Kerala, Karnata, Tamil Nadu, Andhra Pradesh và Goa (Ấn Độ), gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành điều. Ở bang Tamil Nadu người ta gọi tên là "Soorai" (Singh và cộng sự, 1967, Anon, 1967). Ở Braxin bệnh Anthracnose cũng gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng cho mùa màng (Agnoloni và Giuliani, 1977). Ở Việt Nam bệnh cũng đã gây tác hại cho các lô điều, có lô ty lệ bị hại tới trên 50% (Lê Nam Hùng, 1984). Tác nhân gây bệnh Anthracnose là Colletotrichum gloeosporioides (Singh và cộng sự, 1967). Triệu chứng bệnh thay đổi tùy thuộc vào bộ phận nào của cây bị tấn công. Dấu hiệu bệnh chung nhất sớm nhận ra là sự xuất hiện những vết tổn thương mọng nước, màu nâu hơi đỏ và có nhựa tiết ra. Ở các cành và chồi non bị bệnh chẳng mấy chốc những vết thương này phát triển rộng ra làm chết các cành và chồi. Ở những lá non bị bệnh thấy những lá bình thường rồi bị khô đi và rụng xuống. Các cụm hoa bị nhiễm bệnh các cuống lá bị đen lại sau đó hoa bị lụi đi hoàn toàn và rơi xuống. Ở quả (hạt + trái) bị nhiễm bệnh hình như là do nấm thâm nhập qua núm nhụy và phát triển cùng với sự phát triển của quả từ lúc bắt đầu đậu quả tới lúc thu hoạch. Nếu còn tồn tại tới lúc thu hoạch trên vỏ hạt có những vết hoại tử màu đen còn trái trở nên teo tóp lại.

Bệnh Anthracnose phát triển trong điều kiện nóng và ẩm, và phát triển mạnh nhất khi mưa nhiều trùng hợp với mùa ra hoa của cây điều. Gió cũng là một tác nhân giúp cho bệnh này phát tán rộng. Ý kiến chung cho rằng bệnh Anthracnose cũng bắt nguồn từ bọ xít muỗi tấn công cây điều trước rồi tiếp sau là các nấm hại xâm nhập vào gây bệnh.

Bệnh thán thư ở trái điều non

Hình - Bệnh thán thư ở trái điều non

Phòng trừ:

Việc quan trọng đầu tiên phải làm là loại bỏ tất cả các phần của cây đã bị nhiễm bệnh khi bắt đầu bước vào mùa mưa để hạn chế sự lây lan của bệnh.

Với các vườn điều trồng mới phải khử trùng kỹ các hạt giống nếu trồng từ hạt hoặc dùng cây con từ giống kháng bệnh, chăm sóc vườn cây (tỉa cành, tỉa thân,...) theo đúng lịch trình để đảm bảo vườn cây thông thoáng, cây phát triển khỏe mạnh.

Nếu xuất hiện bệnh phun thuốc phòng chống gồm các thuốc có chứa đồng (dung dịch hỗn hợp Bordeaux 1% hoặc dung dịch Cupravit 0.3 - 0.5% (300 - 500g trong 100 lít) và thuốc không chứa đồng như dung dịch Dithiocarbamate hoặc captan 0.5% (khi dùng sản phẩm thương mại có chứa 50% hoạt chất).

Thực hiện phun vào lúc ra lá và phun lặp lại ba lần hoặc nhiều hơn (trong khoảng 15 - 20 ngày) nếu thấy bệnh nghiêm trọng.

Ở Braxin đã thử nghiệm có hiệu quả việc ức chế sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides bằng một chế phẩm từ Bacillus sutilis Cohn. (Batos C.N., De Figueiredo J.M. (1967)).

Bệnh thối cổ rễ (Daming off)

Đây là loại bệnh rất phổ biến đối với cây điều non ở các vườn ươm điều kiện thoát nước kém. Những loại nấm gây ra bệnh này là: Fusarium sp., Pythium sp., Phytophthora palmivora, Cyindrocladium scoparium và Sclerotium rolfsii (Anon, 1960; Kumararaj và Bhide, 1962; Susamma Philip, 1973; Agnoloni và Giuliani, 1977).

Các loại nấm này tấn công vào vùng rễ hoặc vùng cổ rễ hoặc cùng lúc vào cả hai vùng này của cây điều con với một băng các mô bị đen xung quanh thân cây. Khi bệnh tiến triển các cây con có thể cong xuống và các bộ phận rễ của cây cũng bị nhiễm bệnh. Các lá lộ ra những vết phồng lên, trong suốt lớn lên tới mức nào đó thì kết nối lại với nhau. Điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ từ 26-  28 độ C là những yếu tố làm cho các loại nấm này phát triển thuận lợi và bệnh sẽ càng nghiêm trọng trong mùa mưa.

Phòng chống:

- Phòng ngừa bệnh này bằng các biện pháp nông học là chủ yếu bao gồm việc làm thoát nước tốt cho các luồng giao ương các cây con hoặc các túi bầu và điều chỉnh bóng râm vừa phải cho các cây con.

- Phun sũng dung dịch Bordeaux 1% hoặc dung dịch bột Ceresan - Wetable 0.1% cho các luống gieo ương các cây con hoặc túi bầu.

- Trường hợp xảy ra rễ của các cây con thối nghiêm trọng do sự tấn công của Pythium ultimum có các loại nấm khác cùng kết hợp thì phòng chống bằng cách phơi trộn dexon vào đất với liều lượng 113.6kg/ha (Olunlogo, 1976).

Bệnh chết khô hay váng hồng (Die - back or pink - disease)

Bệnh gây ra bởi Corticium salmonicolor (= Pellicularia salmonicolor) phổ biến vào lúc mùa mưa. (Anon, 1960, Rao, 1969, Estibeiro, 1970). Trên những cành bị bệnh người ta thấy có những u màu trắng hoặc hơi hồng (hồng nhạt) trên vỏ. Các nấm này thâm nhập vào các mô ở sâu hơn và làm các chồi chết dần từ ngọn xuống và vì vậy có tên gọi là Die - back. Lúc gần kết thúc mùa mưa thấy xuất hiện màng sợi tơ của các nấm trên các cành. Khuẩn ty thể này lúc đầu có màu trắng bạc sau đó chuyển sang màu hồng. Những bào tử vô tính (Asexual spores) thì trong suốt khi đứng riêng từng cá thể nhưng ở trong khối lớn thì có màu hồng và nảy sinh một cách dễ dàng ở trong nước và tạo thành những cành bị nhiễm bệnh. Tiếp sau vỏ bị nứt và bong ra. Lá ở những cành này chuyển sang màu vàng và rụng xuống làm cho một phần cây bị cằn cỗi không phát triển được.

Phòng trừ:

- Chặt bỏ những cành đã mắc bệnh ở phía dưới nơi bị nhiễm bệnh và tiêu hủy đi, bảo vệ các mặt cắt bằng cách quét bột nhão Bordeaux.

- Phun phòng ngừa bệnh bằng dung dịch Bordeaux 1% hai lần, lần đầu vào tháng 5 - 6  trước lúc bắt đầu mùa mưa và lần sau vào tháng 10.

Bệnh đốm lá (Leaf spot disease)

Lá điều bị bệnh đốm lá

Hình - Lá điều bị bệnh đốm lá

Bệnh gây ra bởi nấm Cercospora anacardii Muller & Chrupp, cho thấy có ở tất cả các vườn điều ở Ấn Độ, Đông Phi, Braxin (Golato C., 1970; Julio Da Ponte J., 1971). Trên các lá có những đốm màu thẫm đường kính 1 - 4 mm tương ứng với những bào tử nấm nằm ở mặt dưới lá.

Phòng chống bệnh này phun dung dịch Zineb 0.2% (200g trong 100 lít nước) khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh và sau đó cứ 20 ngày lại phun một lần (Golato C, 1970).

Ngoài bệnh đốm lá do Cercospora anacardii gây ra còn một số dạng bệnh đốm lá khác như bệnh đốm lá màu xám do Pestolotia microspora, P. dichaeta, bệnh đốm lá đỏ do Phyllosticta sp., bệnh đốm lá nâu do Colletotrichum gloeosporioides, bệnh đốm lá màu gỉ sắt do Phomatospora anacardicola, và bệnh rỉ sắt đỏ gây ra bởi loại tảo Cephaleuros mycoides... (Batista, 1957; Anon, 1960; Guba, 1961; Early và Punithalingam, 1972).

Phòng chống những bệnh đốm lá dạng này bằng cách phun dung dịch Bordeaux 1% hoặc oxyt đồng 0.3% hoặc Benlate 0.3% (Anon, 1960; Matta và Lellis, 1973).

Bệnh mốc bồ hóng (Sooty muod)

Các lá luôn bị bao phủ bởi một lớp bồ hóng dày các nấm Capnodium sp. ở cả hai mặt của lá, nên cản trở hoạt động quang hợp bình thường của cây, làm cây sinh trưởng kém (Anon, 1960; Arailde và Mattos, 1971). Phòng chống bệnh này bằng cách phun dung dịch tinh bột 2%. Việc phun này sẽ phòng chống cả các côn trùng cùng hoạt động và làm cho các mốc bồ hóng khi khô tách rời khỏi lá rơi xuống thành từng mảnh.

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Các loại giống cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng
Bình luận ngay
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng
06/11/2022

Đặc trưng của bệnh này như tên gọi, là làm khô các cành hoa. Triệu chứng bệnh ở những thời kỳ đầu được thấy là những tổn thương nhỏ xíu mọng nước xuất hiện trên những cành chính hoặc cành thứ cấp. 

0.0
0
Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu
06/11/2022

Cũng như những cây trồng khác, cây điều bị nhiều loài côn trùng và nấm tấn công một cách riêng lẻ hoặc cùng kết hợp, khiến cây điều bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau, gây hư hại nghiêm trọng cho sản xuất và đôi khi làm chết cả cây trồng. 

0.0
0
Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành
06/11/2022

Nhân giống vô tính thực hiện được là nhờ vào đặc tính gián phân tế bào theo kiểu nhân đôi từ nhiễm sắc thể và tế bào chất của tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

0.0
0
Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)
06/11/2022

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính thông qua việc trồng trực tiếp từ hạt là một trong những phương pháp tạo ra cây điều mới. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm nhất định. Sau đây là kỹ thuật nhân giống hữu tính cây điều.

0.0
0
Quả điều, rễ, thân, lá, nhựa và vỏ thân điều
06/11/2022

Việc trồng cây điều được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích sản xuất hạt điều. Lượng lớn quả điều hiện nay được coi là phế phẩm nông nghiệp và phụ phẩm của quá trình sản xuất hạt điều.

0.0
0
Miêu tả và đặc điểm thực vật học cây điều
06/11/2022

Điều là giống cây ưa khí hậu nhiệt đới, thuộc họ thường xanh (cây xanh quanh năm). Cây điều có những đặc tính thực vật phổ biến như sau:

0.0
0
Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi
06/11/2022

Để cây điều phát triển tốt và cho ra năng suất cao thì việc chăm sóc cây điều đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc cây điều bao gồm các công việc như làm cỏ, tỉa cành, tào tán cây, tưới tiêu, bón phân và cải tạo vườn điều già cỗi.

0.0
0
Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen
06/11/2022

Một thời gian dài cây điều chỉ được xem là một cây tự nhiên và bán tự nhiên, không có bất kỳ sự chăm sóc cẩn thận nào như với những cây trồng khác, sản phẩm thu được từ cây gần như không được quan tâm về sản lượng mà người ta chỉ xem như chúng như là một món quà tự nhiên được ông trời ban tặng.

0.0
0
Các loại giống cây điều
06/11/2022

Cây điều cũng như các loại cây trồng từ hạt khác, khả năng xảy ra thụ phấn chéo cao và phán tán rộng do đó có thể dễ dàng thấy được tính đa dạng trong một quần thể điều.

0.0
0
Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều
06/11/2022

Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Khí hậu nhiệt đới với một lượng mưa hằng năm đủ và có một mùa khô rõ rệt là những điều kiện tối thích để cây điều phát triển tốt.

0.0
0
Dầu vỏ điều, than vỏ điều, vỏ lụa điều và gỗ điều
06/11/2022

Vỏ điều là thứ nhiều người xem là phế phẩm, nhưng đang trở thành nguồn nguyên liệu mới với nhiều ứng dụng và được mong đợi tạo ra thị trường triệu đô, đóng góp tích cực cho chuỗi giá trị của ngành điều. 

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)