Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Ngày đăng: 06/11/2022

Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Khí hậu nhiệt đới với một lượng mưa hằng năm đủ và có một mùa khô rõ rệt là những điều kiện tối thích để cây điều phát triển tốt. Là một cây ưa nhiệt độ cao và rất nhạy cảm với giá lạnh nên vùng duyên hải của các vùng nhiệt đới nằm ở độ cao từ 0 - 600m so mới mực nước biển là môi trường thiên nhiên phù hợp cho cây điều.

Tuy vậy cũng thấy có ngoại lệ cây điều tồn tại được ở những độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển như ở châu Mỹ (Mexico, Braxin, Venuzuela) hoặc ở châu Phi (Tanzania). Như vậy, 1000m có lẻ là độ cao giới hạn cây điều còn có thể tồn tại được. Nhìn chung độ cao nơi trồng điều so với mực nước biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng chậm, năng suất càng giảm.

Lượng mưa

Vùng tốt nhất để cây điều sinh trưởng tốt và ra quả nhiều là vùng có lượng mưa nằm giữa 800mm tới 1500mm/năm (Barros, 1984, Frota và cộng sự, 1985) trải đều trong 6 - 7 tháng và có một mùa khô kéo dài từ 5 - 6 tháng trùng vào mùa cây điều ra hoa kết quả. Thích ứng với điều kiện khí hậu có hai mùa mưa khô rõ rệt như vậy cây điều sẽ sinh trưởng mạnh, tích lũy chất dinh dưỡng trong mùa mưa để khi bước sang mùa khô cây sẽ ra hoa và kết quả thuận lợi (theo Ohler - 1979 cây điều cũng chấp nhận lượng mưa từ 400 đến 4000mm/năm). Lương mưa nhiều hơn làm cho cây điều chậm sinh trưởng và cho sản phẩm chất lượng kém (hạt nhỏ) và dễ bị các loài kí sinh trùng tấn công. Ngược lại lượng mưa không đủ lại dẫn tới cây điều ra hoa kết quả bất thường. Ở những vùng có lượng mưa lớn hơn nhất thiết phải có sự thoát nước tốt vì cây điều không ưa bất kì dạng nước tù nào. Ở những vùng có lượng mưa thấp (900mm/năm) hoặc có lượng mưa cao (xấp xỉ 2000mm/năm) nhưng mặt đất bị bốc hơi nước nhiều cần có biện pháp để giữ nước ở trong đất như khoảng cách trồng phải đủ lớn, làm sạch cỏ để không cho cỏ cạnh tranh nước và các chất dinh dưỡng với cây điều. Người ta đã khảo sát thấy sự phân bổ lượng mưa trong các tháng 10, 11 và 12 có ảnh hưởng tới thu hoạch của các cây điều cho thu hoạch sớm, trung bình và muộn. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng là 200mm thì tất cả các cây điều đều cho năng suất cao, ngược lại nếu lượng mưa trung bình tháng 11 nhiều hơn sẽ cho kết quả ngược lại ở những cây ra hoa sớm vào tháng 11 (Veerara - ghavan P.G., Vasavan M.G., "Cashew Res. Stn., Annakkasyam", 1979). Ngoài đòi hỏi về lượng mưa, phạm vi và mức độ của mùa khô cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả thu hoạch vụ điều. Để có mức thu hoạch bình thường mùa khô phải kéo dài ít nhất 4 - 5 tháng.

Lượng mưa

Nhiệt độ

Nhiệt độ năm trung bình thích hợp nhất cho cây điều là 24 - 28 độ C, tối cao trung bình là 38 độ C và tối

thấp trung bình là 18 độ C. Cây điều ưa nhiệt độ cao không có nghĩa là đòi hỏi nhiệt độ không đổi, như ở Đông Phi nhiệt độ có sự thay đổi theo mùa như sau:

- Mùa đông khô: nhiệt độ trung bình 18 - 24 độ C, nhiệt độ trung bình cực đại là 25 - 30 độ C, nhiệt độ trung bình cực tiểu là 12 - 19 độ C.

- Mùa hè ẩm ướt: nhiệt độ trung bình là 26 - 28 độ C, nhiệt độ trung bình cực đại là 30 - 32 độ C, nhiệt độ trung bình cực tiểu là 20 - 24 độ C.

Ở giai đoạn sản xuất của cây, nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng tới việc ra hoa kết quả, còn ở thời kỳ phát triển của quả non nhiệt độ 40 độ C đôi khi làm rụng hoa và quả.

Cây điều non nhạy cảm với nhiệt độ thấp còn những cây điều đã trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ ở 0 độ C trong một thời gian ngắn. Ở miền nam Mozambique (vĩ độ 26 độ nam) có các giống điều chịu được nhiệt độ thấp 7 - 8 độ C trong các đêm tháng 7 và tháng 8. Vì người ta thấy các lá không có sự tổn thường nào hoặc các mô mềm bị chết thối, các pha sinh trưởng và tái sản xuất hoạt động trở lại ngay khi nhiệt độ tăng lên. Từ thực tế này có lẽ không còn bao xa, cây điều cũng sẽ được trồng ở độ cao hơn (nhiệt độ thấp hơn) nhờ kỹ thuật biến đổi gen như đã làm với các cây trồng khác.

Ánh sáng

Như đã biết, cây điều là cây ưa sáng và ra quả ở đầu cành do đó một trong những yếu tố chủ yếu để cây hoàn thành chu kỳ sinh dưỡng (xảy ra trong mùa mưa) và sản xuất (xảy ra trong mùa khô), cho năng suất cao là phải có đủ ánh sáng và được phân phối đồng đều cho toàn bộ tán cây. Trung bình cây điều cần số lượng ánh sáng tối ưu 2000 giờ/năm. Chẳng hạn ở Togo cây điều cần số lượng nắng tối ưu 2464 giờ/năm, trong đó có 1285 giờ vào thời kỳ ra hoa kết quả, ở Braxin lượng nắng tối ưu là 1500 - 2000 giờ/năm, ở Ấn Độ số lượng nắng là 9 giờ/ngày từ tháng 12 tới tháng 5, từ tháng 6 đến tháng 11 số giờ nắng có giảm bớt. Nhìn chung điều ưu trồng ở những vùng có bầu trời quang đãng, ở những vùng có nhiều mây quá trình thụ phấn giảm sút và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh do đó độ mây che phủ cũng là một chỉ số quan trọng được xem xét. Trị số độ mây che phủ xác định cho vùng trồng điều là 3 - 5 tenths, trung bình là 4 tenths, 5 tenths là giới hạn cuối cùng không còn thích hợp cho điều.

Độ ẩm tương đối

Cây điều thích hợp với độ ẩm tương đối của không khí là 65 - 80%. Ở mùa sản xuất (ra hoa kết quả) độ ẩm tương đối thấp sẽ thuận lợi, ngược lại độ ẩm tương đối cao sẽ làm ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sản xuất. Tuy vậy ở những vùng có lượng mưa ở giới hạn thấp nhất thì độ ẩm tương đối cao ở mùa sản xuất lại có lợi vì cây điều có thể cân bằng được nhu cầu về nước và có thể vượt qua được giai đoạn thiếu nước nghiêm trọng vào cuối mùa khô.

Gió

Ở những nước trồng điều chủ yếu, các khu vực trồng điều đều nằm gần biển, phơi ra gió. Cây điều phần lớn là thụ phấn chéo và được phát tán nhờ gió nên gió có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của hoa. Tốc độ gió tối thích cho vùng trồng điều là từ 2 - 25 km/giờ. Tuy nhiên nếu gió mạnh quá thì lại không tốt vì có thể làm rụng hoa, quả non dẫn đến việc trồng điều thất bại như đã thấy ở đảo Fiji, Antilles hay gió mặn (trong gió có chứa muối) lại gây ra việc cháy nắng ở lá non và mầm, hoặc gió khô như ở Tây Phi lại làm tăng quá trình bốc hơi nước dẫn đến sự mất cân bằng sinh lý ở giai đoạn ra hoa kết quả.

Tóm lại những yếu tố khí hậu tác động tới cây điều là:

- Khô trong suốt thời kỳ ra hoa kết quả sẽ đảm bảo cho vụ thu hoạch đạt kết quả tốt hơn.

- Thời tiết nhiều mây trong suốt đợt ra hoa sẽ làm tăng sự khô héo của hoa do bị nhiễm bọ xít chè (tea mosquito).

- Mưa nặng hạt trong đợt ra hoa kết quả sẽ làm phương hại tới sản xuất.

- Nhiệt độ cao (39 - 42 độ c) ở giai đoạn quả non mới phát triển bằng hòn bi sẽ làm quả rụng.

- Khi thời gian khô hạn ngắn hơn, cây điều sẽ phát triển tốt hơn.

Đất 

Cây điều được xem là một loại cây trồng của các vùng đất hoang hóa, mọc được trên nhiều loại đất: đất cát rời, đất núi lửa, đất bồi, đất có chứa sắt, đất Feralit. Tuy vậy cây điều chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt (cây điều không ưa bất kỳ dạng nước tù nào) và độ pH từ 4.5 đến 6.5. Với các loại đất cứng, đất có bề mặt rắn hoặc có lớp sỏi kết nông dù đất có độ phì tự nhiên, cây vẫn chậm phát triển vì đất ngăn trở bộ rễ của cây điều phát triển tìm kiếm được nước và các chất dinh dưỡng ở một khối tích đất lớn để nuôi cây nhất là vào thời gian khắc nghiệt như khô hạn. Cũng chính nhờ có hệ thống rẻ phát triển sâu, rộng và một tán lá rộng mà cây điều có tác động chống xói mòn cho đất (đất ở các sườn tương đối dốc, đất có lớp đất mặt nông) gây ra bởi những cơn mưa lớn trong mùa mưa. Như vậy là cây điều nhạy cảm với các lý tính hơn với các hóa tính của đất và chất lượng vật lý của đất mới là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới kết quả của việc trồng điều. Việc trong đất thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó mà cây cần đều có thể khắc phục được một cách dễ dàng bằng các biện pháp bón phân thích hợp và đúng lúc.

Yêu cầu về dinh dưỡng

Tuy là cây dễ trồng nhưng để có năng suất cáo thì cây điều cũng cần phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sinh trưởng, nhất là điều kiện đất xấu.

Nghiên cứu của tác giả Ohler và Coestere (1973) khảo sát về biểu hiện do thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây điều nhỏ được phân chia thành 3 nhóm sau:

- Thiếu hụt có thể gây chết cây, xếp theo thứ tự nghiêm trọng là: sắt (Fe), magiê (Mg), kali (K), đạm (N) và molipden (Mo).

- Thiếu hụt gây triệu chứng sớm nhưng không nguy hại, xếp theo thứ tự nghiêm trọng là: lưu huỳnh (S), canxi (Ca) và kẽm (Zn).

- Thiếu hụt làm chậm phát triển nhưng không tìm thấy hậu quả nghiêm trọng là lân (P), bo (B) và đồng (Cu).

Phải phân tích đất nếu muốn xác định cụ thể đang thiếu nguyên tố nào.

Các kết quả nghiên cứu tại Braxin và Ấn Độ cho thấy cây điều phản ứng tốt với việc bón phân lân và phân đạm, còn với phân kali thì hiệu quả không rõ ràng và phản ứng xấu với canxi do điều ưa đất hơi chua.

Theo Mohapatra và Bhat (1973) thì một cây điều trưởng thành muốn có năng suất cao cần lượng chất dinh dưỡng gồm 2.85kg natri, 0.752 phốt pho pentoxit và 1.265 kali oxit. Dựa vào nghiên cứu này có thể tính được phương án cải tạo đất và bón phân.

Bảng - Đặc trưng sinh thái tối thích để phát triển sản xuất điều

1. Độ cao so với mặt biển 0 - 600 m
2. Khí hậu  
Lượng mưa 800 - 1600 mm/năm
Mùa khô kéo dài 4 - 6 tháng/năm
Nhiệt độ không khí trung bình năm 24 - 28 độ C
Nhiệt độ năm trung bình tối thấp 18 độ C
Nhiệt độ năm trung bình tối cao 38 độ C
Ánh nắng mặt trời 1500 - 2000 giờ/năm
Độ mây che phủ 3 - 4 tenths
Độ ẩm tương đối của không khí 65 - 80%
Tốc độ gió 2 - 25 km/giờ
3. Đất  
Loại Rời, có cát
Độ sâu Trên 1.5 m
Sỏi kết Chút ít hoặc không có
Cấu trúc Đã phát triển đầy đủ
Kết cấu Đất cát (đất sét <10%)
Đất pha cát (đất sét: 10 - 20%)
Đất pha cát, pha sét (đất sét: 20 - 30%)
Tính thấm Cao
Sự thoát nước bên trong  Bình thường - nhanh
Độ phì Bình thường hoặc thấp
Độ pH 4.5 - 6.5

 

Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thỏa mãn điều kiện về sinh thái của cây điều:

1. Nhiệt độ

Các vùng duyên hải Nam trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có nhiệt độ rất phù hợp với cây điều. Tuy nhiên ở Tây nguyên không nên trồng điều ở độ cao trên 600m vì ở đó có nhiệt độ thấp.

2. Lượng mua

Toàn lãnh thổ Việt Nam lượng mưa/năm đều thích hợp với cây điều, song nếu xét về yêu cầu phân chia thành 2 mùa mưa, khô rõ rệt và mùa khô đủ dài và trùng hợp với mùa ra hoa kết quả của cây điều thì ở miền nam thuận lơi hơn so với miền bắc. Độ ẩm tương đối của không khí tính trung bình năm và trong mùa khô ở miền nam cũng thấp hơn so với miền bắc, sẽ thuận lợi cho cây điều ra hoa kết quả.

3. Ánh sáng

Chỉ ở các tỉnh phía nam mới có đủ số giờ nắng theo đòi hỏi của cây điều là 2000 giờ/năm.

4. Đất trồng điều

Ở miền nam Việt Nam những loại đất có thể quy hoạch cho việc trồng điều và không lo ngại cạnh tranh với các loại cây kinh tế khác còn rất nhiều và đều nằm vào vùng sinh thái của cây điều (nhất là khu vực Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam trung bộ) như đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuận, đất cát trằng bờ biển duyên hải Nam trung bộ, đất xám phù sa cổ (loại đất chính chiếm một diện tích lớn ở vùng Đông Nam bộ), đất bazan (có 3 dạng chính là đất đỏ bazan, đất bazan thoái hóa và đất bazan lẫn đá bọt, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây nguyên). Những loại đất này phần lớn là đất trồng đồi núi trọc cần phải phủ xanh nên rất thuận lợi cho các kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều.

Bảng - Hướng dẫn chọn vùng đất để trồng điều (Mahopatra & Bhujan, 1974. "Land selection for Cashew plantation - A survey report")

  Rất tốt (loại 1) Tốt (loại 2) Khá (loại 3) Kém (loại 4) Không phù hợp (loại 5)
1. Những đặc trưng của đất 
1.1. Độ sâu của đất > 1.5m 0.9 - 1.0m 0.45 - 0.9m 0.23 - 0.45m < 0.23m
1.2. Cấu trúc Đất thịt Đất pha cát Đất pha sét Đất pha sét có sỏi Sét có sỏi
  Đất pha cát Đất phù sa Đất pha set bùn Đất bùn có sỏi Đất sét pha cát
    Đất cát ven biển  Đất pha sét cát Đất cát có sỏi Đất sét pha bùn
      Đất có sạn sỏi   Đất sét
1.3. Độ pH Độ axit rất nhẹ tới trung bình 6.3 tới 7.3 Độ axit nhẹ 6 tới 6.3 Độ axit trung bình  5.6 tới 5.9 Độ axit mạnh 5.1 tới 5.5 hoặc độ kiềm nhẹ 7.4 tới 7.8 Độ axit rất mạnh < 5 hoặc kiềm > 7.8
2. Những  đặc điểm của đất
2.1. Dốc  < 3% 3 - 5% 5 - 15% 15 - 25% > 25%
2.2. Mực nước ngầm 2 - 5m 1.5 - 2m 8 - 10m 10 - 13m > 13m
2.3. Tình trạng xói mòn Không tới nhẹ (e0) Vành đai duyên hải nhẹ (e1) Trung bình (e2) Dữ dội (e3) Cực kỳ dữ dội (e4)
2.4. Thoát nước Tốt Tốt có phần nào thoát quá nhanh Thoát nước trung bình Quá nhanh và thoát không hết Kém
3. Khí hậu và các yếu tố về môi trường
3.1. Độ cao so với mặt biển < 20m 20 - 120m 120 - 450m 450 - 750m > 750m
3.2. Lượng mưa 1500 - 2500mm 1300 - 1500mm 1100 - 1300mm 900 - 1100mm >2500mm
3.3. Độ gần biển < 50 dặm 50 - 100 dặm 100 - 150 dặm 150 - 200 dặm > 200 dặm
3.4. Độ ẩm 70 - 80% 65 - 70% 60 -65% 50 - 60% < 50% hoặc > 80%
3.5. Nhiệt độ          
3.5.1. Cực đại trong mùa hè 32.22 - 37.77 độ C 37.77 - 39.44 độ C 39.44 - 41.11 độ C 41.11 - 43.33 độ C > 43.33 độ C
3.5.2. Cực tiểu trong mùa đông 15.55 độ C 13.88 - 15.55 độ C  11.66 - 13.33 độ C 8.88 - 13.33 độ C < 8.88 độ C
4. Sương giá Không có (1 lần trong vòng 20 năm) Không có (1 lần trong vòng 15 năm) Rất hiếm (1 lần trong vòng 10 năm) Thỉnh thoảng (1 lần trong vòng 5 năm) Rất thường xuyên (hàng năm)

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Các loại giống cây điều

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều
Bình luận ngay
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng
06/11/2022

Đặc trưng của bệnh này như tên gọi, là làm khô các cành hoa. Triệu chứng bệnh ở những thời kỳ đầu được thấy là những tổn thương nhỏ xíu mọng nước xuất hiện trên những cành chính hoặc cành thứ cấp. 

0.0
0
Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu
06/11/2022

Cũng như những cây trồng khác, cây điều bị nhiều loài côn trùng và nấm tấn công một cách riêng lẻ hoặc cùng kết hợp, khiến cây điều bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau, gây hư hại nghiêm trọng cho sản xuất và đôi khi làm chết cả cây trồng. 

0.0
0
Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành
06/11/2022

Nhân giống vô tính thực hiện được là nhờ vào đặc tính gián phân tế bào theo kiểu nhân đôi từ nhiễm sắc thể và tế bào chất của tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

0.0
0
Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)
06/11/2022

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính thông qua việc trồng trực tiếp từ hạt là một trong những phương pháp tạo ra cây điều mới. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm nhất định. Sau đây là kỹ thuật nhân giống hữu tính cây điều.

0.0
0
Quả điều, rễ, thân, lá, nhựa và vỏ thân điều
06/11/2022

Việc trồng cây điều được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích sản xuất hạt điều. Lượng lớn quả điều hiện nay được coi là phế phẩm nông nghiệp và phụ phẩm của quá trình sản xuất hạt điều.

0.0
0
Miêu tả và đặc điểm thực vật học cây điều
06/11/2022

Điều là giống cây ưa khí hậu nhiệt đới, thuộc họ thường xanh (cây xanh quanh năm). Cây điều có những đặc tính thực vật phổ biến như sau:

0.0
0
Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi
06/11/2022

Để cây điều phát triển tốt và cho ra năng suất cao thì việc chăm sóc cây điều đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc cây điều bao gồm các công việc như làm cỏ, tỉa cành, tào tán cây, tưới tiêu, bón phân và cải tạo vườn điều già cỗi.

0.0
0
Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen
06/11/2022

Một thời gian dài cây điều chỉ được xem là một cây tự nhiên và bán tự nhiên, không có bất kỳ sự chăm sóc cẩn thận nào như với những cây trồng khác, sản phẩm thu được từ cây gần như không được quan tâm về sản lượng mà người ta chỉ xem như chúng như là một món quà tự nhiên được ông trời ban tặng.

0.0
0
Các loại giống cây điều
06/11/2022

Cây điều cũng như các loại cây trồng từ hạt khác, khả năng xảy ra thụ phấn chéo cao và phán tán rộng do đó có thể dễ dàng thấy được tính đa dạng trong một quần thể điều.

0.0
0
Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều
06/11/2022

Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Khí hậu nhiệt đới với một lượng mưa hằng năm đủ và có một mùa khô rõ rệt là những điều kiện tối thích để cây điều phát triển tốt.

0.0
0
Dầu vỏ điều, than vỏ điều, vỏ lụa điều và gỗ điều
06/11/2022

Vỏ điều là thứ nhiều người xem là phế phẩm, nhưng đang trở thành nguồn nguyên liệu mới với nhiều ứng dụng và được mong đợi tạo ra thị trường triệu đô, đóng góp tích cực cho chuỗi giá trị của ngành điều. 

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)