Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Ngày đăng: 06/11/2022

Một thời gian dài cây điều chỉ được xem là một cây tự nhiên và bán tự nhiên, không có bất kỳ sự chăm sóc cẩn thận nào như với những cây trồng khác, sản phẩm thu được từ cây gần như không được quan tâm về sản lượng mà người ta chỉ xem như chúng như là một món quà tự nhiên được ông trời ban tặng.

Dần dần do phát hiện được những giá trị to lớn của cây điều cả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, câu điều trở thành một cây trồng phục vụ với những kế hoạch cụ thể hướng đến những mục tiêu kinh tế quan trọng. Vì vậy quá trình trồng và canh tác vườn điều đòi hỏi phải có những kỹ thuật đúng đắn nhằm đạt được mục đích năng suất cao và ổn định.

Chuẩn bị đất

Chuẩn bị đất gồm hai công đoạn từ việc chọn nơi đặt vườn điều và các công việc khởi đầu

Chọn nơi đặt vườn điều

Về nguyên tắc, cần phải chú ý lựa chọn vùng có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây điều để chọn nơi trồng điều. Đất trồng cây điều đòi hỏi phải có khả năng thoát nước, lớp đất mặt có độ sâu thích hợp và có khả năng cung cấp đủ độ ẩm cho cây trong thời gian khô hạn của mùa khô. Đối với khu vực đất có địa hình dốc lớn và dễ bị xói mòn thỉ nên tránh lựa chọn, đồng thời đối với vùng có nhiệt độ thấp kéo dài hoặc hay bị sương giá cũng không phù hợp để phát triển trồng điều. 

Ngoài ra, nơi chọn để trồng điều cũng nên có cơ sở giao thông phù hợp ở mức độ tối thiểu và lực lượng lao động tại chỗ cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu khi cần thu hoạch hạt điều. Hai yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng sản phẩm giảm tỷ lệ hư hỏng và được vận chuyển kịp thời về các cơ sở chế biến hạt điều. Chẳng hạn ở Tây Phi Châu người ta đã đưa ra chỉ tiêu liên quan tới hai yếu tố trên là nơi đặt vườn điều không nên ở xa một khu dân cư quá 3km và mật độ dân ở khu dân cư từ 15 - 20 người/km2.

Những công việc khởi đầu

Khi đã xác định được nơi trồng điều thích hợp, cần xác định ngay quy mô của vườn điều dựa theo vốn đầu tư, phương thức canh tác (thủ công, bán cơ giới hoặc cơ giới) và khả năng quản lý. Công việc tiếp theo là phân chia ra các khu, khoảnh, lô (không được quên phần dành cho đường nội bộ với mặt đường rộng ít nhất là 6m) và trồng các băng cản lửa (có thể trồng các loại cây phư phi lao, keo lá tràm, bạch đàn) kết hợp với chống gió nếu vườn điều nằm ở khu vực ven bờ biển hoặc nơi có gió mạnh. Sau khi kiểm tra điều kiện thổ nhưỡng cấn tiến hành loại trừ những chỗ đất thoát nước kém hoặc có quá nhiều đá, có lớp đất mặt quá mỏng hoặc đất có những yếu tố bất lợi khác, đồng thời tiến hành dọn sạch cỏ và thực bì trên toàn vườn điều. Đối với đất hoang chưa khai phá có thể sử dụng máy ủi, máy súc để tiến hành dọn sạch thực bì, sau đó dùng máy cày để cày tơi đất.

Những công việc khởi đầu

Trường hợp gặp đất đồi núi không thể tiến hành cày bừa cần tiến hành chặt cây, nhổ gốc rồi mới thực hiện đào hố trồng theo bậc thang tại chỗ, tránh hiện tượng xói mòn làm tróc gốc và rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất, theo cách lấy phần đất dốc phía trên gốc cây (a) đem đắp vào gốc cây ở phần dốc bên dưới (b), bán kính vòng bậc thang khoảng 1.5m.

Việc làm đất kỹ thời gian đầu có thể làm tăng chi phí nhưng đem lại rất nhiều lợi ích về sau nhờ giảm thiểu công chăm sóc vườn điều, đất tốt sẽ giúp cây điều phát triển thuận lợi và sớm cho quả hơn.

Xe cơ giới khoan lỗ trồng cây

Hình - Xe cơ giới khoan lỗ trồng cây

Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng)

Cự ly trồng cây điều liên quan trực tiếp đến những yêu cầu về sinh lý của cây điều và có liên hệ với những đặc tính sinh thái của vùng trồng điều. Nguyên tắc khi chọn cự ly trồng phải đảm bảo không có sự cạnh tranh trong tương diễn ra giữa hệ thống rễ và cạnh của các cây cạnh nhau, đồng thời hạn chế tối đa việc trồng quá hẹp hoặc quá rộng ảnh hưởng đến năng suất chung của vườn điều.

Khi trồng với cự ly quá rộng (mật độ cây/1 ha quá thấp) sẽ làm giảm năng suất vườn điều trong những năm đầu vì không thể tận dụng hết đất, đồng thời cỏ dại lại tái mọc trên đất trồng cho tới khi nào tán cây điều có đủ bóng râm che được phần đất trồng này. Ngược lại khi chọn một cự ly trồng quá hẹp (mật độ cây/1 ha quá dày) sẽ dẫn đến việc cây kém phát triển do phải cạnh tranh nhau về ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước trong đất, từ đó làm giảm năng suất và thậm chí còn làm giảm tuổi thọ của cây. Có 2 cách chọn cự ly để trồng cây như sau: 

- Trồng cự ly dày ngay từ lúc đầu để tận dụng được tối đa ánh nắng mặt trời khi cây còn nhỏ, từ đó trong những năm đầu tiên khi cây điều bắt đầu cho thu hoạch có thể thu được sản lượng cao, sau đó tiến hành tỉa thưa dần dựa theo các giai đoạn phát triển của cây cho đến khi đạt được cự ly trồng thích hợp nhất.

- Cách thứ hai là trồng cây theo cự ly thích hợp nhất ngay từ lúc đầu kết hợp với trồng xen canh các loại ngắn ngày thích hợp vào các khoảng trống lúc ban đầu (xem thêm ở phần trồng xen).

Tùy theo cách trồng cây bố trí ở đỉnh hình vuông hay hình chữ nhật hoặc hình tam giác đều với những cự ly trồng khác nhau sẽ cần số lượng cây trên 1 ha khác nhau.

Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng)

Một số cự ly trồng thường được áp dụng ở một số nước có trồng điều như sau:

- Ở Ấn Độ thường trồng theo cự ly 5 x 5m (400 cây/ha) và 15 x 15m (44 cây/ha).

- Ở Đông Bắc Braxin, cây điều thường được trồng theo cự ly 10 x 10m (100 cây/ha) hoặc 8 x 8m (156 cây/ha). Ngoài ra cũng thấy được trồng theo cự ly 6 x 6m (227 cây/ha) rồi được tỉa thưa để cự lý cuối cùng là 18 x 18m (31 cây/ha).

- Ở Mozambique cự ly trồng cuối cùng đạt được là 12 x 12m (19 cây/ha).

- Ở Tây Phi người ta đã giới thiệu cách lựa chọn cự ly trồng tùy thuộc vùng sinh thái như sau:

+ Vùng tối ưu cho trồng điều (vùng sinh thái 1): cự ly trồng ban đầu là 7 x 7m (169 cây/ha) với 2 lần tỉa thưa, lần thứ nhất được thực hiện lúc cây 5 tuổi để có cự ly 10 x 14m (98 cây/ha) và lần thứ hai vào lúc cây 9 tuổi để có cự ly cuối cùng là 14 x 14m (49 cây/ha).

+ Vùng thích hợp cho trồng điều (vùng sinh thái 2): ban đầu trồng theo cự ly 6 x 6m (256 cây/ha) rồi tỉa thưa lần 1 vào lúc cây 5 tuổi để có cự ly 8.5 x 12m (128 cây/ha) và lần 2 vào lúc cây 9 tuổi để có cự ly cuối cùng là 12 x 12m (64 cây/ha).

+ Vùng có điều kiện trung bình cho trồng điều (vùng sinh thái 3): cự ly trồng ban đầu là 5 x 5m (361 cây/ha) qua tỉa thưa lần 1 lúc cây 5 tuổi có cự ly 7 x 10m (180 cây/ha) và lần 2 khi cây 9 tuổi để có cự ly cuối cùng là 10 x 10m (100 cây/ha).

Sơ đồ tỉa thưa 2 lần ở vùng sinh thái 3:

Sơ đồ tỉa thưa 2 lần ở vùng sinh thái 3

Theo I.F.A.C., 1973 (Institut Franaise de Recherches Fruiiieres Outre-mer)

Ngoài các cự ly và bố trí kiểu trồng trên, dựa vào đặc điểm của cây điều ra hoa kết trái ở xung quanh ngoại vi tán cây trên những chồi mới, Eijnatten C.L. Van và Abubaker A.S. (1983) đã khảo nghiệm một cách trồng mới: hàng cách hàng 9 - 12m và cây cách cây là 2 - 3m (sử dụng cây giống vô tính) đã thấy năng suất và mức lời thu được trên 1 ha vườn điều tăng nhiều lần so với trồng theo ô vuông (cây cách cây và hàng cách hàng bằng nhau). Khi trồng theo cách này chú ý nên chọn hàng trồng theo hướng Bắc Nam để tận dụng được toàn bộ ánh sáng mặt trời chiếu xuống suốt ngày.

Chọn hàng trồng

Đào hố

Việc đào hố cần tiến hành trước mùa mưa khoảng 1 đến 2 tháng để có thời gian cho đất ải. Có thể tiến hành đào hố bằng cách thủ công hoặc sử dụng máy. Nếu đào hố theo phương pháp thủ công, có thể đào theo hình hộp có kích thước 60x60x60 cm hoặc 50x50x50 cm, có thể đào sâu hơn trong trường hợp gặp đất rắn. Còn đào theo phương pháp bằng máy thường dùng máy khoan lỗ chuyên dụng, kích thước lỗ khoan: đường kính hố ít nhất là 30 cm và cố độ sâu ít nhất là 80 cm. Trường hợp đất vườn điều xốp và lớp mặt đất dày có thể không cần đào hố, thay vào đó có thể tiến hành đào lật lớp đất ngay chỗ trồng cây.

Khi đào hố cần chú ý để tách riêng biệt lớp đất mặt và lớp đất bên dưới tránh trộn lẫn vào nhau. Khi lấp hố, lớp đất mặt sẽ được trộn cùng 10-20kg phân chuồng và lấp xuống trước, còn lớp đất bên dưới sẽ được lấp sau tạo thành lớp đất mặt mới. Mặt hố nên được lấp đầy, cao hơn khoảng 20cm so với mặt nền để tránh đọng nước khi mưa lớn làm hỏng cây.

Đào hố

Hình - Hố trồng cây

Trồng cây

Có thể trồng điều quanh năm nhưng nếu trồng vào mùa khô sẽ rất tốn công tưới, nếu không cây con sẽ dễ bị chết vì khô hạn. Vì vậy nên trồng cây điều vào mùa mưa để đỡ tốn công tưới, thời điểm tốt nhất là đầu mùa mưa vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.

Đến thời điểm trồng, nếu trồng từ hạt thì chỉ cần gieo hạt trực tiếp vào các hố đã chuẩn bị từ trước. Cách thức gieo đã được trình bày cụ thể ở phần nhân giống cây điều theo phương pháp hữu tính. Trong trường hợp việc trồng cây được thực hiện theo cách trồng từ cây con trong bầu (có thể là cây con từ nhân giống vô tính tạo ra: cây chiết, cây ghép,... hoặc được trồng hữu tính từ hạt) cần phải lưu ý chỉ chọn những cây đủ tiêu chuẩn. Khi trồng phải gỡ bỏ túi bầu rất cẩn thận để không làm hư hỏng rễ của cây con rồi đặt vào giữa hố, em đất thật chặt quanh gốc. Sau vài ngày cần theo dõi nếu thấy cây chết cần phải trồng dặm lại ngay để giữ đảm bảo mức độ đồng đều cho vưởn điều.

Trồng cây

Hình - Cây điều sau khi trồng

Trồng xen

Mặt đất vườn điều trong những năm đầu cây chưa khép tán nên còn trống nhiều, vì vậy có thể kết hợp trồng xen cây ngắn ngày để tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời việc xen canh giúp hạn chế cỏ dại, xíu mòn đát vào mùa mưa và giúp giữ ẩm đất vào mùa khô. Đặc biệt nếu xem canh cây họ đậu còn có thể giúp đất tăng độ phì nhiêu và làm phân xanh tự nhiên.

Các cây hoa màu ngắn ngày có thể trồng xen canh cho vườn điều như đậu nành, đậu xanh, bắp,... hoặc các cây phủ đất họ đậu như đậu lông, đậu ma, muồng hoa vàng,... Bên cạnh đó các cây ăn quả ngắn ngày như chuối, đu đủ, dứa,... cũng có thể trồng xen canh rất hiệu quả. Điển hình cho việc xen canh là sự thành công của nông dân Ấn độ khi kết hợp trồng cây bạch đàn và gỗ tếch trong những năm đầu. 

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Các loại giống cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)