Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Ngày đăng: 06/11/2022

Cũng như những cây trồng khác, cây điều bị nhiều loài côn trùng và nấm tấn công một cách riêng lẻ hoặc cùng kết hợp, khiến cây điều bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau, gây hư hại nghiêm trọng cho sản xuất và đôi khi làm chết cả cây trồng. Tuy nhiên xét về mức độ tổn thất thì sâu hại gây ra lớn hơn nhiều so với bệnh hại gây ra. Do vậy phòng chống sâu bệnh hại điều là một nhiệm vụ quan trọng trong kỹ thuật canh tác điều hiện tại.

Cần luôn ghi nhớ kỹ thuật gây trồng và chất lượng của cây trồng có đóng góp to lớn trong việc phòng chống sâu bệnh hại cây điều. Chẳng hạn khi trồng điều theo một cự ly thích hợp (đúng), tán cây khi phát triển không bị che lên nhau sẽ tạo được sự thông thoáng khí trong vườn điều đồng thời tán lá lại hấp thụ được đầy đủ ánh sáng do đó cây điều sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh sẽ chống lại được sự tấn công hoặc ít ra cũng hạn chế được sự phát triển lây lan của nguồn bệnh nào đó. Hiện nay sử dụng các hóa chất (thuốc trừ sâu, bệnh) để diệt trừ sâu bệnh là chủ yếu và được đánh giá là có kết quả song việc sử dụng các hóa chất phải hết sức cẩn thận để hạn chế được tối đa những tác động có hại tới môi trường và sức khỏe con người.

Cây điều ở những giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau bị rất nhiều loại côn trùng khác nhau tấn công gây tổn hại tới năng suất và chất lượng sản phẩm (hạt điều và trái điều). Riêng về sâu hại hạt điều, một nghiên cứu cho thấy ở Ấn Độ có tới trên 60 loài, ở Việt Nam theo Phạm Văn Nguyên trong "Cây đào lộn hạt" (1990) có trên 30 loài, còn theo Đường Hồng Dật trong "Cây điều - Kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển" (1999) có tới 39 loài gây hại thuộc 5 bộ, 17 họ và 33 chi khác nhau. Tuy nhiên, xét về sự tổn thất kinh tế nặng nề do chúng gây ra chỉ có những loài chính yếu sau:

- Sâu đục thân rễ (Stem and root borers)

- Bọt xít muỗi (Tea mosquito)

- Sâu đục lá (Leaf miner)

- Sâu kết lá và hoa (Leaf and blosson webbers)

Ngoài ra còn có một số loài ít nguy hại hơn là: sâu bướm làm rụng lá (defoliating caterpillars), sâu bướm đỉnh chồi (shoot tip caterpillars), bọ trĩ lá (leaf thrips), bọ cánh cứng lá và bọ vòi voi (leaf beatles and weevils), sâu đục trái và hạt (apple and nut borers), bọ trĩ hoa (flower thrips) và bọ làm nhăn hạt (nut crinkler).

Ở Việt Nam theo Lê Nam Hùng trong báo cáo điều tra khảo sát tình hình sâu bệnh hại cây điều thời gian 5/1984 đến 31/21/1984 tại các vùng điều ở Sông Bé (Nông trường điều xuất khẩu ở huyện Bến Cát), Thuận Hải (từ Phan Thiết đến Phan Rí, Phan Rang), Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Tân Tạo) về sâu hại cho thấy những loài sâu hại chủ yếu cần phòng trừ là: bọ xít muỗi (helopeltis sp.), sâu róm đỏ (cricula sp.), sâu đục nõn vòi voi (alcides sp.), sâu bao (oiketicus sp.), câu cấu xanh (hypomeces sp.), mối cắn lá.

Trong một nghiên cứu, Giáo sư Phạm Văn Biên và các cộng sự khảo sát tình hình sâu bệnh hại cây điều ở Xuân Trường, Xuân Lộc (Đồng Nai) thời gian 1/2000 - 8/2001 đã báo cáo có 11 loài sâu hại điều thường gặp trong đó bọ xít muỗi cũng là loài gây hại nghiêm trọng nhất tiếp đến là xén tóc.

Bảng - Thành phần sâu hại chính trên cây điều (Xuân Trường, Xuân Lộc - Đồng Nai)

Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ
Bọ xít Helopeltis anlonii Chồi non, lá non, hoa, quả hại rất nặng
Sâu đục nõn Alcides sp. Chồi non nhẹ
Xén tóc Plocaederus ferrugineus Thân, cành nhẹ
  Plocaederus abesus Thân, cành hại nặng
Câu cấu  Hypomeces sp. nhẹ
Sâu róm đỏ Cricula trifenestrala. nhẹ
Sâu bao Oiketicus sp. nhẹ
Sâu phóng Acrocercops syngramma Lá non trung bình
Sâu kết lá  Lamida moncusalis nhẹ
Bọ trĩ Selenothrips rabrocinctus Chồi non nhẹ
  Rhiphorothrips cruentatus Chồi non nhẹ

 

1. Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Bọ xít muỗi là loại sâu gây hại nguy hiểm nhất đối với cây điều. Bọ xít muỗi có 3 loại:

Ở châu Phi: Helopeltis schoutedeni Reuter, Helopeltis anacardii Miller.

Ở Ấn Độ, Braxin, Việt Nam và những nước lân cận: Helopeltis antonii Sign.

Helopeltis antonii Sign. trưởng thành có màu đỏ nâu, đầu đen, ngực đỏ và bụng có màu trắng. Trên mảnh lưng ngực của cả loài sâu đực và sâu cái đều nhô lên một phần lồi như cục bướu. Đây là một đặc điểm để phân biệt với hai loại H. schoutedeni Reuter và H. anacardii Miller. Con cái trưởng thành dài khoảng 8mm, con đực dài khoảng 6mm.

Bọ xít muỗi (muỗi chè) thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm trước 9 giờ và sau 16 giờ, bắt đầu từ tháng 10 - 11 trùng với thời điểm cây đâm chồi mới, sau khi mùa mưa vừa ngưng, cao điểm vào tháng 12 - 1 khi cây ra hoa rộ nhất. Sâu tiếp tục phát triển mạnh nhất và sinh sản nhanh nhất (sâu có khả năng sinh sản 13 - 82 trứng, trứng màu trắng kem), tập trung vào tháng 12 đến tháng 2. Riêng đối với những vườn điều còn nhỏ do cây con sinh chồi quanh năm nên sâu có thể xuất hiện quanh năm.

Bọ xít muỗi trưởng thành và kể cả con non cũng đều gây tác hại cho các lá non, chồi non, cánh hoa và cả trái non của cây điều. Nơi bị sâu chích hút tiết ra một chất nhựa. Chúng dùng vòi đâm vào phần mô mềm để hút chất dinh dưỡng và tiết vào đó một chất độc, làm cho yết chích bị thâm đen lại, tạo thành những tế bào hoại tử và vết sẹo hình thành. Thoạt đầu vết chích xuất hiện như vết thương bị mọng nước, sau đó vết sẹo trở nên nâu hay đen do tế bào chết tạo ra. Trên những chồi non hay cành non vết thương mau liền lại, nhưng những chỗ bị hại này sẽ dần bị khô đi. Nếu sâu gây hại trên lá thì thấy trên toàn bộ phiến lá xuất hiện những vết màu nâu đen, lá bị cong và có hình dáng khác thường. Nếu sự tấn công của sâu trùng vào lúc hoa nở và có hình dáng khác thường. Nếu sự tấn công của sâu trùng vào lúc hoa nở và bắt đầu kết quả thì các chùm hoa sẽ bị hư hỏng, các hạt mới tượng hình sẽ bị rụng. Với các hạt còn non thì khi sâu chích vào sẽ làm cho hạt nhân nhăn nheo và khô ngay trên cây hoặc nếu vẫn còn tiếp tục phát triển được thì sẽ bị dị dạng và có nhiều vết đốm màu nâu đen trên bề mặt khi hạt đã già, do đó giá trị thường phẩm của hạt sẽ thấp.

Bọ xít muỗi ăn lá điều

Hình - Bọ xít muỗi ăn lá điều

Phòng trừ:

Để phòng chống bọ xít muỗi dùng Endosulfan 0.05 - 0.1% phun xịt lần đầu vào lúc cây vừa đâm chồi non, lần thứ hai vào lúc cây bắt đầu ra hoa lần thứ hai dùng Monocrotophos 0.05% và lần thứ ba dùng Quinaphos 0.05%. Việc phun xịt nên thực hiện vào sáng sớm và chiều tối là những lúc bọ xít muỗi hoạt động rất mạnh.

Một số loại thuốc diệt sâu khác cũng có công hiệu đối với bọ xít muỗi là Phosphomidan 0.03% và carbaryl 0.15%.

2. Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Plocaederus ferrugineus L. (Bộ cánh cứng Coleoptrera - Họ Cerambycidae).

Sâu ưa thích tấn công những cây trưởng thành 15 tuổi trở lên và có khả năng làm chết cây hoàn toàn. Triệu chứng cây nhiễm bệnh (bị phá hoại) khi xuất hiện những lỗ nhỏ ở vùng cổ (rễ), sùi nhựa dẻo, đùn mùn cây qua các lỗ, các lá cây bị úa vàng và rụng xuống, làm khô các cành và cuối cùng làm chết cây (Pillai, 1975; Pillai và cộng sự, 1976).

Sâu trưởng thành là một bọ cánh cứng, kích cỡ trung bình, thân màu nâu đỏ, đầu và ngực có màu nâu thẫm hoặc đen tuyền. Sâu đẻ trứng và các khe bên dưới vỏ ở gốc thân cây hoặc phần rễ cây phơi ra ngoài. Ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây và ăn các mô dưới biểu bì và các mô của dác gỗ và tạo ra những đường hầm nhiều ngóc ngách. Do sâu đục vào thân làm nhựa tiết ra ngoài gặp không khí bị cứng lại. Những đường hầm ở dác gỗ do ấu trùng đục ra được mở rộng ra không theo quy luật nào, sâu nhất ở trung tâm và nông hơn ở bên rìa, phủ đầy cứt mọt và xơ của tế bào chết, do đó các mô mạch dẫn nhựa của cây bị tắc nhựa, cây không dẫn lên được, cây bắt đầu vàng lá và rụng, các cành cây bị khô đi dần dần và cuối cùng cây bị chết. Khi đã đủ sức (ấu trùng đã phát triển hết mức) sâu non di chuyển xuống đục vào phần rễ cây và làm kén tại đó (nằm trong vỏ cánh cứng). Trong một số trường hợp cũng thấy có hiện tượng sâu làm kén ở trong lõi cây. Xén tóc trưởng thành dài khoảng 25 - 40mm. Xén tóc cái đẻ ra trứng có dạng hình trứng, màu trắng đục (4.5 x 2mm), sau 4 - 6 ngày thì trứng nở. Giai đoạn sâu non kéo dài 6 - 7 tháng, khi đã trưởng thành đầy đủ dài khoảng 7 - 8cm. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 20 ngày (khi kén chưa hình thành) đến 60 ngày khi giai đoạn vũ hóa thành bên trong vỏ cứng.

Hai loài khác cũng gây tác hại cho cây điều như loài P. ferrugineus L. là: Plocaederus obesus Gahan và Batocera rufomaculata.

P. obesus

Là một loại xén tóc màu nâu hạt dẻ, sâu trưởng thành dài khoảng 40mm. Xén tóc cái đẻ khoảng 100 trứng có dạng hình trứng, màu kem, sau 5 - 7 ngày thì trứng nở. Sâu non khi phát triển hết mức dài khoảng 75mm, giai đoạn sâu non kéo dài 6 - 8 tháng, giai đoạn nhộng kéo dài 18 - 22 ngày. Loại xén tóc này đào những đường hầm rông hơn loại P. ferrugineus.

B. rufomaculata

Là một loại xén tóc nâu đen, cánh trước có nhiều nốt sần màu đen và nhiều điểm vàng lấm tấm. Sâu trưởng thành dài khoảng 35 - 50mm. Sâu cái đẻ trứng ở khe nứt vỏ cây. Giai đoạn trứng kéo dài 7 - 14 ngày. Giai đoạn sâu non thường kéo dài khoảng 6 tháng và đạt chiều dài khoảng 10cm. Nhộng nằm trong đường rãnh trên thân cây và giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 - 6 tháng.

Phòng chống:

Những thử nghiệm về phòng trừ sâu đục thân và rễ ở ngoài hiện trường bằng hóa chất cho thấy các kết quả thu được phụ thuộc vào các thời kỳ và cường độ sâu phá hại cây. Phần lớn các thuốc trừ sâu đều phòng trừ sâu có hiệu quả khi sâu còn ở giai đoạn ấu trùng, nhưng khi cây đã bị sâu gây tác hại vào giai đoạn giữa hoặc ở vào thời kỳ trầm trọng thì phòng chống hóa học không còn hiệu quả nữa. Đo đó để phòng trừ có hiệu quả điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời lúc sâu mới bắt đầu gây tác hại, ta dùng BHC nồng độ 0.1% bôi vào thân và rễ bị hại sau khi đã lột bỏ lớp vỏ và phần mô bị sâu đục, loại bỏ luôn cả trứng, sâu non và nhộng. Cần phải loại bỏ các cây chết ra khỏi vườn cây để tránh lây lan bệnh ra xung quanh.

3. Sâu đục lá (sâu ăn lá): Acrocercops syngramma Meyr. (Bộ cánh vẩy Lepidoptera - Họ Gracillariidae)

Sâu đục lá thường phá hại những chồi non xuất hiện sau khi thu hoạch hoặc sau mùa mưa. Những cây điều non dễ bị sâu tấn công hơn, những tổn thương do sâu đục các lá non lúc đầu nhìn thấy được là những đường quanh co sau đó lớp biểu bì nơi bị sâu tấn công trương lên tạo thành những vết phỏng giộp nên sâu đục lá còn được gọi là sâu phỏng. Nếu bị phá hại nghiêm trọng thì lá bị nhăn nheo và phát triển khác thường và khi lá già thì những chỗ bị sâu đục trở thành những lổ hỏng. Ở những khu vực bị phá hại nghiêm trọng người ta thấy có tới 75 - 80% lá bị hư hại (Basu Choudhuri, 1962).

Sâu trưởng thành là một con ngài màu xanh bạc, sâu đẻ trứng vào những lá non. Sâu non mới nở ra có màu trắng ngà và khi trưởng thành có màu nâu hơi đỏ. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 10 ngày. Sâu trưởng thành tìm đường đi ra khỏi vùng đã đục rơi xuống đất và thành nhộng.

Phòng chống:

Có thể phòng trừ sâu đục lá này bằng cách phun xịt Phosphamidon hoặc Fenitrothion nồng độ 0.05% vào giai đoạn cây mới vừa đâm chồi có hiệu quả hơn cả. Phun xịt Endosulfan 0.05% để chống bọ xít muỗi cho các chồi non cũng có tác dụng chống lại được loại sâu hại này.

4. Sâu kết lá và hoa

Lamida moncusalis Walker và Orthaga exvinacea Hamps là hai loài sâu kết lá gây hại cho cây điều. Trong đó Lamida moncusalis W. là loại gây hại chính.

Lamida moncusalis W. là một con ngài màu xám đen thẫm. Theo Murthy và cộng sự, (1974) giai đoạn trứng kéo dài 5 - 6 ngày, ấu trùng là 16 - 21 ngày, nhộng non là 1 - 2 ngày, nhộng là 8 - 11 ngày và trưởng thành là 3 - 6 ngày.

Triệu chứng nhiễm bệnh là khi ấu trùng kết những lá non và hoa tự lại với nhau và sống trong đó. Ngay cả quả và hạt cũng bị loại sâu này tấn công. Nhộng sống trong kén tơ ở lát kết lại.

Phòng trừ: 

Phun xịt 0.2% BHC hoặc 0.05% Fenitrothion hoặc 0.05% Endosulfan hoặc Carbaryl 0.15%, Malathion 0.15% ngay lúc đâm chồi mới sau mùa mưa.

5. Bọ phấn đục nõn (Alcides sp.)

Bọ phấn có màu đen, đặc biệt có vòi dài và cứng, bọ trưởng thành có kích thước cơ thể dài 12mm và chiều ngang 3mm. Xuất hiện nhiều nhất từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7. Sâu trưởng thành giao phối và đẻ trứng nhiều vào tháng 6. Bọ đẻ trứng bằng cách dùng vòi đục vào nõn non, sau đó đẻ 1 trứng vào. Triệu chứng bệnh đầu tiên được phát hiện ra là trên lá hay trên nõn bị vàng úa rồi khô héo. Sâu non đục phá phần bên trong của nõn và đùn ra ở nơi xâm nhập những cứt mọt. Đầu sâu non có nâu, thân sâu màu hơi vàng. Sâu thường hóa nhộng ở đường rãnh đục trong nõn.

Phòng trừ:

Có thể dùng tay để bắt sâu trên cây non. Những chồi non bị sâu đục, đẻ trứng bên trong, có cả sâu non và nhộng, ta phải cắt bỏ phần bị hại và đem đốt. Sau đó dùng thuốc Monocrotophos 0.05% để phun thuốc xịt. Tiếp tục theo dõi nếu mật độ quần thể sâu gia tăng phải phun xịt tiếp.

Cũng có thể phun Wolfatox 1% hoặc Sherpa 5% vào phần nõn cây khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện nhiều.

6. Sâu bao (Oiketicus sp.)

Sâu bao xuất hiện bất thường. Sâu này cắn phá phần tế bào mô xanh của lá theo kiểu vòng tròn từ mặt trên xuống. Chỗ bị cắn phá lá khô đi thành màu đỏ và trên lá còn để lại những lổ khuyết.

Phòng trừ: 

Dùng Quinaphos hoặc Endosulfan  0.05% để phun xịt.

7. Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)

Cricula trifenestrata H. (Bộ Lepidoptera (bộ cánh vẩy). Họ Saturnidae (họ Tằm trời)) là một loại sâu hại xuất hiện thất thường gây hại nghiêm trọng cho cây điều do làm rụng lá của những cây điều đứng biệt lập ở một số địa phương nhất định. Thân của sâu bướm được bao phủ bởi lớp lông và gai gây ngứa. Sâu non trưởng thành có màu nâu tối dài 50 - 60mm. Sự nhộng hóa xảy ra ở bên trong kén tơ màu đen có lá bao quanh. Sâu trưởng thành là 1 con ngài màu nâu hơi đỏ có 3 điểm sáng đồng tâm ở trên các cánh.

Sâu ăn lá điều

Hình - Sâu ăn lá điều

Metarastria hyrtaca Cram (Bộ Lepidoptera - Họ Lasiocampidae) cũng là một loại sâu hại xuất hiện thường tấn công những cây điều đứng biệt lập. Nair và cộng sự, (1974) đã khảo cứu sinh học của sâu này ở Kerala (Ấn Độ) cho thấy con ngài đẻ trứng thành từng cụm ở mặt dưới các lá. Trứng nở trong 9 ngày. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 33 ngày đối với con đực và 35 ngày đối với con cái. Ấu trùng có 5 lần lột xác. Thời kỳ nhộng kéo dài 12 ngày. Những sâu bướm lột xác sớm hợp bầy ăn trên những lá non và những sâu bướm trưởng thành rất háu ăn, ăn cả những lá già. Ban ngày sâu tập hợp thành đám đông trên thân cây và chỉ hoạt động vào ban đêm. Rao và cộng sự (1976) khảo cứu sinh học của sâu này ở Andhra Pradesh (Ấn Độ) cho thấy sâu xuất hiện vào tháng 6 - 7 cùng lúc đâm các chồi mới ở cây điều và tiếp tục cho đến tháng 12.

Phòng chống:

Phòng trừ bằng cách phun xịt thuốc Quinalphos hoặc Endosulfan nồng độ 0.05%.

8. Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)

Câu cấu có màu xanh mạ non, hàm rất khỏe và đôi mắt lòi ra. Loài sâu này rất năng động, chúng thường ẩn nấp dưới lá. Nếu thấy động chúng rơi xuống đất giả chết. Câu cấu dài 16mm, ngang 6mm. Chúng thường tập trung cắn phá lá điều non, bắt đầu từ bên ngoài tiến gần đến gân lá. Khi thành dịch chúng có thể ăn trọi hết lá chỉ còn trơ lại cành.

Một loài khác cũng thuộc loại câu cấu Myllocerus discolor B., cũng gây hư hại nghiêm trọng những lá điều non, đặc biệt là ở các vườn ươm cây con và những vườn điều non.

Phòng trừ:

Khi sâu còn ít có thể dùng vợt lưới để bắt giết. Khi sâu đã quá nhiều thì phải phun xịt thuốc trừ sâu Quinalphos 0.05% hoặc Endosulfan 0.05% một đến hai lần.

Trên đây trình bày một số loại sâu hại chính yếu (bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ) và thứ yếu gây tác hại nghiêm trọng làm thất thu sản lượng của cây điều một cách đáng kể. Việc phòng chống cho mỗi loại sâu hại bằng phương pháp hóa học (thuốc diệt sâu) đúng lúc đã được xem là có kết quả và đã hạn chế được tổn thất lớn về kinh tế do sâu hại gây ra. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý và đỡ tốn kém hơn nhiều nếu chọn lựa được biện pháp phòng vệ cho cây trồng chống lại được cùng lúc nhiều loại sâu hại khác nhau vào những thời điểm nhất định. Theo hướng này Ramadevi M., Radhakrishna Murthy Purcha (1983) đã đề xuất phun xịt thuốc diệt sâu 2 tới 3 lần trong thời gian của mỗi giai đoạn sinh trưởng, trổ bông và đậu quả của cây điều sẽ bảo vệ cây chống lại sự tấn công gây bệnh của tất cả các loại sâu hại chính và thứ yếu. Phun Monocrotophos 0.05% và Carbaryl 0.15%, 30 - 40 ngày trong thời gian diễn ra mùa vụ đã được chứng minh là có kết quả.

Ngoài phòng trừ hóa học cũng cần quan tâm (khi có điều kiện) ứng dụng phòng chống sâu hại cây điều bằng biện pháp sinh học (thiên địch), chẳng hạn như đối với bọ xít muỗi người ta đã xác định được 5 loại thiên địch là Sycanus collaris, Sphedanolestis signatus, Irantha armipes, Occamustypicus và Endochus inoratus sẽ rất có lợi cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Các loại giống cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

5.0
1
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

5.0
1
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)