Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc

Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc

Ngày đăng: 06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều. Bản thân trái điều chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao và nếu được khai thác đúng sẽ cho ra nhiều sản phẩm tốt cho sức khỏe con người. Xirô trái điều và nước ép trái điều cô đặc là hai trong những ứng dụng rất đáng chú ý của loại trái này.

Xirô trái điều

Quả điều được khử chát bằng cách hấp hơi nước ở áp suất 2 - 4kg trong 5 - 10 phút, rửa kỹ bằng nước lã rồi đem ép lấy dịch ép. Cho thêm 6 - 7% theo trọng lượng dịch chanh, khuấy kỹ trong 15 phút, để lắng lọc bỏ kết tủa. Cho thêm vào dịch trong một lượng đường thích hợp để dịch ép đạt nồng độ 35 độ B và đun nhanh tới sôi và giữ ở nhiệt độ sôi trong 1 phút rồi làm nguội nhanh, thêm chất bảo quản SO2 (350 ppm) và đóng vào chai (Jain và các cộng sự, 1952). Xirô này khi sử dụng được pha loãng theo yêu cầu. Xirô trái điều cũng có thể được dùng để chế biến các loại đồ uống có gas.

Một số loại đồ uống được sản xuất từ dịch ép trái điều: 

Cashola: dịch ép trái điều trong đã được xử lý tới nồng độ axit 0.4% và 29 độ B, sau đó pha loãng với 3 thể tích nước tạo ra một loại thức uống có gas rất thơm ngon (Anon, 1970).

Cajuada: Một loại đồ uống rất phổ biến ở Nam Braxin (Johnson, 1977) với thành phần chủ yếu chỉ có dịch ép trái điều kết hợp với sữa hoặc nước và đường.

Cajuina: Một loại đồ uống không cồn ít được phổ biến hơn được sản xuất từ dịch ép trái điều lọc trong và thanh trùng.

Cajuvita: Một loại đồ uống được sản xuất từ dịch ép trái điều có bổ sung thêm vitamin.

Caju aperativo: Một loại đồ uống sản xuất từ dịch ép trái điều pha trộn với rượu mía.

Sản phẩm xi rô trái điều được bán trên amazon

Hình - Sản phẩm xi rô trái điều được bán trên amazon

Dịch ép trái điều cô đặc

Dịch ép trái điều đục và dịch ép trái điều trong cô đặc ở nhiệt độ 50 - 55 độ C dưới chân không đều thu được các sản phẩm cô đặc có chất lượng tốt sử dụng để sản xuất các loại đồ uống có gas (Jain và các cộng sự, 1954). Dịch ép trái điều có thể được cô đặc tới nồng độ 30 - 35 độ B, còn dịch ép trái điều trong có thể cô đặc tới nồng độ 65 - 70 độ B.

Pruthi và các cộng sự (1963) đã khảo sát những thay đổi hóa lý của dịch ép trái điều cô đặc khi sử dụng thiết bị cô đặc loại chảo hở, loại thiết bị bốc hơi tuần hoàn cưỡng bức và thiết bị bốc hơi màng mỏng.

Bảng - Sự biến đổi hóa lý khi cô đặc dịch ép trái điều 

Chỉ tiêu hóa lý Dịch ép trái điều đục Dịch ép trái điều trong
Trước khi cô đặc Sau khi cô đặc Trước khi cô đặc Sau khi cô đặc
Chỉ số khúc xạ 12 77 9 71
Độ axit (theo Malic) % 0.4 2.6 0.36 2.1
pH 4.1 4 4.3 4.1
Độ nhớt cp 20 182 20 450
Axit Ascorbic (mg%) 250 1432 192.6 1108
Màu sắc Vàng nhạt Nâu sẫm Vàng nhạt Nâu
Mùi vị Đặc trưng trái điều Hơi đặc trưng Đặc trưng trái điều Hơi đặc trưng

(CFTRI, 1962) được trích dẫn bởi Ngô Tuấn Kỳ.

Cô đặc chân không 2 giai đoạn dịch ép trái điều đã xử lý tách tanin, ở giai đoạn 2 đưa thêm SO2 vào nồng độ 100 ppm sản phẩm cô đặc vẫn giữ được chất lượng tốt sau 16 tuần lễ lưu trữ ở nhiệt độ phòng.

Satyavathi và cộng sự (1963) đã chế biến xirô màu vàng kim (Golden Syrup) từ dịch ép trái điều theo cách lọc như lọc đường. Trước tiên dùng oxyd canxi điều chỉnh độ pH của dịch ép tới 7.4 rồi gia nhiệt dịch ép tới 195 độ F (90.55 độ C) và để lắng trong. Lấy dịch trong ra theo phương pháp Siphông, dùng axit phosphoric hoặc citric điều chỉnh độ pH của dịch trong tới 6 rồi tiến hành cô đặc chân không trong thiết bị bốc hơi tuần hoàn cưỡng bức. Sản phẩm xirô cô đặc thu được có màu vàng kim, vị nhạt, chứa 400 - 500 mg axit ascorbic. Về chất lượng xirô này so sánh được với loại xirô màu vàng thương mại, có độ trong tốt và dinh dưỡng hơn, màu sắc có ánh nâu hơn nhưng khi pha loãng tới 15 độ B thì màu sắc hoàn toàn đẹp. Xirô này pha trộn tốt với dịch gừng và dịch chanh. Dịch ép trái điều được làm trong bằng gelatin rồi cô đặc trong thiết bị bốc hơi tuần hoàn cưỡng bức và đưa thêm vào SO2, sản phẩm thu được chứa 600 - 800 mg axit ascorbic và cũng pha trộn tốt với dịch gừng.

Dưới đây giới thiệu về chất lượng của dịch ép trái điều cô đặc theo yêu cầu của một nhà tiêu thụ:

Quy cách:

Sản phẩm nhớt có màu vàng kim, không có tạp chất, đã thanh trùng và ướp lạnh, không cho thêm đường, không cho lên men và không có cồn. Có mùi vị đặc trưng của trái điều (Anacardium occidentale L.) không có vật liệu lạ.

Những đặc trưng hóa lý:

Quy cách Mức Phương pháp kiểm tra
1. Chất rắn hòa tan (Brix): 35 - 37 021 BR-BEV  00038
2. Độ axit (%) axit citric: 0.5 - 0.9 021 BR-BEV 00040
3. Thịt trái (%): 30 - 35 021 BR-BEV 00042
4. SO2 tổng cộng (ppm): 570 - 630 021 BR-BEV 00050
5. Axit benzoic (ppm): 1200 - 1400 021 BR-BEV 00049

 

Những đặc trưng vi sinh:

Quy cách Mức Phương pháp kiểm tra
1. Tổng số lam đếm 1000 max 031 BR-BEV 00014
(Total plates count):
2. Mốc và nấm men (UFC/ml) Không có mặt trong 1ml 031 BR-BEV 00040
3. Trực khuẩn đường ruột tổng cộng (MNF/G) Không có mặt trong 1g 031 BR-DES 00027
(Faccal Coliforms)
 

Đóng gói: 

Đóng vào trong các túi chất dẻo và đặt vào trong các thùng phuy (thùng sử dụng lần đầu). Ghi nhãn trên mỗi thùng: số lô sản xuất, trọng lượng tịnh và ngày có hiệu lực. Những chỉ dẫn bảo quản khác.

Những điều kiện khác:

Những thùng phuy chứa dịch ép trái điều cô đặc phải được bảo quản ở nhiệt độ < 15 độ C, hạn sử dụng là 1 năm.

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều

Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến

Quả điều, rễ, thân, lá, nhựa và vỏ thân điều

Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)