Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành

Ngày đăng: 06/11/2022

Nhân giống vô tính thực hiện được là nhờ vào đặc tính gián phân tế bào theo kiểu nhân đôi từ nhiễm sắc thể và tế bào chất của tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. Vì vậy, các cây tạo ra từ phương pháp nhân giống vô tính đều mang cùng đặc tính của cây mẹ về mặt di truyền do đó phải tuyển chọn kỹ các cây mẹ (cây đầu dòng).

Cây non vô tính thường ra hoa kết quả sớm hơn rõ rệt so với cây trồng từ hạt. Khảo sát ở trại nghiên cứu của Margalore (Mysore), Khan K.Fazlullah (1957) thấy rằng cây điều chiết sau 20 tháng đã bắt đầu sản xuất trong khi với cây điều từ hạt phải sau 4 năm.

Tuy nhiên nhân giống vô tính cũng có những hạn chế:

- Tuổi thọ của cây trong phương pháp nhân giống vô tính thường ngắn hơn cây nhân giống hữu tính.

- Thực ra, một vài đặc tính xấu của cây mẹ cũng vẫn còn thể hiện ở cây con vô tính. Khảo sát sức sản xuất của các cây điều chiết, ghép và cây từ hạt ở Trạm nghiên cứu điều Ullal (Karnataka) Ấn Độ, Hanamashetti S.I., 56.9% và ở cây trồng từ hạt là 99.7%. Rõ ràng là tính không thuần nhất ở những quần thể cây từ hạt cao hơn ở quần thể vô tính.

- Kỹ thuật nhân giống vô tính áp dụng đối với điều có thể được gộp lại thành 2 nhóm phương pháp cơ bản là: chiết (self-radication) và ghép (grafting).

Chiết cành

Chiết cành là phương pháp tạo cây con trực tiếp từ một phần của cây mẹ. Trong quá trình chiết, cành chiết không tách rời khỏi cây mẹ. Có nhiều cách để chiết cành nhân giống điều, một trong những phương pháp phổ biến là chiết cành trên không (air - layering). Những yếu tố để đảm bảo cho việc nhân giống điều bằng phương pháp chiết cành đạt kết quả cao là: thời vụ tiến hành chiết, lựa chọn cành chiết, vật liệu bọc xung quanh chỗ chiết và cách tách rời cành chiết đã ra rễ khỏi cây mẹ.

- Thời vụ chiết: chiết cành có thể tiến hành quanh năm nhưng tỷ lệ thành công cao hay thấp lại phụ thuộc vào thời gian chiết. Khi lựa chọn thời gian thích hợp nhất để tiến hành chiết phải tính đến cả thời gian để đưa cây con chiết ra trồng ở hiện trường sao cho đúng vào lúc bắt đầu mùa mưa. Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ, chiết cành đạt kết quả cao được thực hiện vào tháng 2 - tháng 3 và đưa cây con chiết ra trồng là vào tháng 6 - tháng 7. (Rao Madhava V.N., Rao Sambashiva I.K., Hassan Vazir (1957 - 1958) " Studies on the vegetativ propagation of cashew (Anacardium occidentale L.)").

Chiết cành

- Tuổi cây mẹ và lựa chọn cành chiết: thường có nhận xét cành chiết ở cây mẹ trẻ khi chiết sẽ bám rễ nhanh hơn so với cành chiết ở cây mẹ già. Trong công trình nghiên cứu về phương pháp chiết cành thực hiện ở Trạm nghiên cứu điều Ulhal, Margalore (Ấn Độ),  cành chiết từcác tác giả Rao V.N. Madhava, Hassan M. Vazir, (1957) đã thấy rằng cành chiết ở cây mẹ 10 tuổi ra rễ sớm hơn cành chiết ở cây mẹ 20 tuổi trở lên, còn ở cây 1 tuổi cành chiết ra rễ sớm nhất chỉ trong vòng 22 ngày và có thể được tách rời ra trong vòng 35 ngày. Khi chọn cành để chiết nên chọn cành mọc từ năm trước chưa ra hoa 10 - 12 tháng tuổi, khỏe mạnh, thẳng dài 30 - 40 cm. Đường kính cành ở chỗ chiết 7.5 - 8.5cm, cành có vỏ màu nâu nhạt và có từ 3 đến 4 nhánh nhỏ trên mỗi cành.

- Vật liệu làm môi trường ra rễ: tại điểm chiết (thường chọn ở ngay dưới mầm), ta bóc tách một khoanh vỏ dài 2.5 - 3.5 cm, dùng dao sắc bén cạo bỏ tầng phát sinh cẩn thận không làm tổn thương lớp gỗ bên dưới rồi dùng rêu ẩm (rêu mọc ở kinh rạch, sông, tuyệt đối không rong rêu lấy dọc bờ biển), hoặc mùn cưa ẩm hoặc vỏ xơ dừa (đã nghiền nhỏ) ẩm mọc xunh quanh chỗ cành đã lột vỏ rồi dùng một màng chất dẻo dày 0.1mm kích thước 25 x 15cm bọc lại và cột chặt 2 đầu để giữ cho độ ẩm không thoát ra ngoài. (Để kích thích cho cành chiết ra rễ nhanh có thể dùng dung dịch chất kích thích IBA (Indol Butyric acid) nồng độ 50/100 ppm phung làm ẩm các vật liệu bọc xung quanh chỗ lột vỏ). Sau 45 - 60 ngày, ở nơi chiết đâm rễ non có thể nhìn thấy qua màng chất dẻo. Chờ thêm cho tới khoảng 80 - 90 ngày kể từ lúc tiến hành chiết có thể bắt đầu tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

- Tách rời cành chiết ra khỏi cây mẹ và đưa đi trồng: cành chiết được tách rời ra khỏi cây mẹ qua 3 bước sau:

Bước 1: cắt 1 vết hình chữ V ở ngay bên dưới chỗ chiết sâu 1/3 đường kính cành chiết

Chiết cành

Hình - Chiết cành

(a) Lột khoanh vỏ

(b) Bao bọc phần đã lột bằng một màng chất dẻo có chất mùn cưa, xơ dừa, rễ lục bình,...

(c) Dùng dây cột chặt chỗ đã được bọc

(d) Cành chiết đã ra rễ

Bước 2: sau bước 1 từ 7 - 10 ngày cắt sâu thêm vào vết cắt trước đến 2/3 đường kính của cành chiết.

Bước 3: sau bước 2 khoảng 1 tuần, cắt rời cành chiết ra khỏi cây điều mẹ, đồng thời tỉa bớt một số lá trên cành chiết để hạn chế sự thoát nước. Tháo gỡ cẩn thận màng chất dẻo bọc chỗ chiết không được làm hư hỏng bộ rễ rồi nhúng bộ rễ vào một dung dịch phân bò cộng thêm 10 gam phân đạm (trong 10 lít dung dịch) trong 2 giờ sau đó đem cành chiết trồng vào túi bầu làm bằng chất dẻo polyethelen cỡ 45 x 35 cm có đất ruột bầu đủ thành phần dinh dưỡng như đã biết, rồi đặt bầu vào nơi thoáng mát để dưỡng cây chiết. Chú ý do rễ của cành chiết rất dễ gãy hỏng nên phải dùng lớp đất mịn để phủ lên phần rễ ở trong bầu và dùng bình tưới có vòi sen để tưới bầu trong thời gian dưỡng cây. Sau 3 tuần để dưỡng, cây chiết được đưa ra trồng ở hiện trường. Tỷ lệ cây sống có thể đạt trên 85%.

Ghép cành

Ghép cành (tháp cành) là phương pháp nhân giống vô tính làm cho 2 cây gắn liền nhau và tiếp tục sinh trưởng như một cây hoàn chỉnh. Các kiểu ghép cành dùng phổ biến cho cây điều có:

- Ghép nêm (wedge grafting) gồm 2 cách: ghép cây mầm (còn gọi là ghép trên thân trục lá mầm - Epicotyl grafting) và ghép trên gỗ mềm (soft wood grafting).

- Ghép ván (veneer grafting).

- Ghép bên (side grafting).

- Ghép áp (approach grafting).

Ghép cành

Thời vụ:

Theo kinh nghiệm Ấn Độ, thời kỳ ghép cành tốt nhất trong năm trùng hợp với pha sinh trưởng cực đại của cây điều và trong bất kỳ trường hợp nào sau khi ghép xong phải có 2 tuần lễ liền kề điều kiện về nhiệt độ là tối ưu cho cây.

Gốc ghép:

Trong tất cả các kiểu ghép thường sử dụng các cây con từ hạt có tuổi phù hợp làm gốc ghép và không thấy có hiệu quả xấu nào do gốc ghép gây ra cho cây ghép cũng như không thấy có xảy ra hiện tượng không tương hợp giữa cành ghép và gốc ghép đã chọn (Angles G.K. (1969). Anacardium occidentale. Ecology and botany in relation to propagation F.A.O. Conference on propagation on tropical and subtropical fruits . 9-1969, London).

Lựa chọn và xử lý cành ghép:

Cành ghép được lựa chọn từ những cây mẹ đã được tuyển chọn để thu hạt làm giống hoặc tốt nhất là từ vườn giống cây mẹ nếu có. Thường chọn các cành từ 6 - 8 tháng tuổi (tùy yêu cầu của kiểu ghép), có đỉnh chồi mập tròn, vỏ màu nâu nhạt, dài khoảng 8 - 10 cm. Không nên chọn cành ghép đã ra hoa ở vụ trước hoặc chồi vượt. Cành ghép đã chọn cần được xử lý cắt bỏ các phiến lá (thường là 8 - 10 phiến lá ứng với chiều dài 8 - 10cm) chỉ để lại cuống lá trước khi cắt lấy cành ghép từ 7 - 10 ngày. Cành ghép cắt đến đâu sử dụng hết đến đó ngay trong ngày là tốt nhất. Trường hợp không sử dụng hết, phải giữ cho cành ghép nhất là đỉnh chồi không được khô bằng cách đặt các cành ghép vào trong túi nilon sạch (tuyệt đối không được dùng bao nilon đã đựng phân bón) có chứa rêu ẩm hoặc mùn cưa ẩm để bảo quản. Thời gian bảo quản tối đa 1 - 2 ngày.

1. Ghép trên gỗ mềm (soft wood grafting)

Ghép trên gỗ mềm

Hình - Ghép trên gỗ mềm (Milheiro Vaz, 1969)

A. Chồi được dùng làm cành ghép

B. Cắt ngang trên gốc ghép

C. Đặt cành ghép vào gốc ghép

D. Cột cố định bảo vệ cành ghép bằng băng PVC.

Cây ghép 4 tháng tuổi được ghép lúc 10 tuần lễ, sẵn sàng đưa đi trồng ngoài đồng ruộng

Hình - Cây ghép 4 tháng tuổi được ghép lúc 10 tuần lễ, sẵn sàng đưa đi trồng ngoài đồng ruộng (Ascenso Milheiro, 1973)

Việc tháp ghép được thực hiện trên phần gỗ mềm của gốc ghép. Trong kiểu ghép này người ta sử dụng cây con 30 - 40 ngày tuổi để làm gốc ghép. Khi ghép cắt bỏ ngọn gốc ghép chỉ chừa lại 2 cặp lá. Từ chính giữa mặt cắt của thân, ta chẻ một đoạn dài 3.5 đến 4.5 cm dọc theo thân gốc ghép. Ở phía gốc cành ghép đã chọn và xử lý ta vạt 2 đường cắt tạo thành 1 hình nêm dài bằng lằn chẻ trên thân gốc ghép rồi đặt cành ghép vừa khít vào chỗ lằn chẻ trên gốc ghép và dùng băng chất dẻo polyethylen dày 0.05mm cột cố định lại và dùng 1 túi nilon cỡ 15 x 10 cm làm mũ chụp lên chồi ghép để giữ độ ẩm. Lưu ý không được để mũ chạm vào phần đỉnh chồi làm cho chồi bị thối. Sau khi hoàn tất công việc ghép đưa cây ghép đặt vào nơi mát có tấm che trong vòng 12 - 15  ngày kể từ lúc ghép, cành ghép sẽ đâm chồi mới, lúc này nhẹ nhàng cẩn thận tháo bỏ mũ che ra và mở tấm che để ánh nắng có thể chiếu lên cây, tiếp tục chăm sóc cây ghép trong vườn ươm.

Chăm sóc cây con mới tháp ghép:

- Thường xuyên loại bỏ những chồi nách nhú lên ở thân gốc ghép.

- Phải tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều mỗi ngày.

- Có thể dùng dung dịch Bordeaux 1% phun xịt cách đêm để phòng trừ nấm hại cây con.

- Sau khi ghép được 45 ngày, cắt bỏ nốt 2 cặp lá còn lại trên gốc ghép. Nếu thấy cây ghép có triển vọng phát triển tốt thì tiến hành đảo vị trí bầu cây ghép, mỗi lần đảo vị trí cho tới khi đưa cây đi trồng ở ngoài hiện trường.

- Sau 80 - 90 ngày kể từ lúc ghép tháo bỏ băng chất dẻo cột chỗ ghép ra và đưa ra trồng ở ngoài hiện trường.

2. Ghép trên cây mầm (Epicotyl grafting)

Trong phương pháp ghép trên cây mầm người ta sử dụng cây con 10 ngày tuổi kể từ lúc hạt nẩy mầm để làm gốc ghép. Trước tiên cắt bỏ hết lá trên ngọn chỉ để lại 2 lá mầm sau đó dùng dao sắc bén cắt một lằn dọc giữa thân cây dài khoảng 2.5 - 3.5 cm để đặt cành ghép vào. Ở gốc cành ghép đã chọn và xử lý trước ta cắt vát 2 đường tạo thành hình nêm, chiều dài của vết cắt hình nêm phải bằng chiều dài lằn cắt dọc trên thân gốc ghép rồi đặt cành ghép khít vào gốc ghép. Tiếp theo dùng băng chất dẻo dày 0.05mm cột chặt chỗ ghép vào và dùng 1 túi nilon cỡ 15 x 10 cm làm mũ che chồi ghép, mọi việc làm như khi ghép theo phương pháp ghép trên gỗ mềm. Cần lưu ý do gốc ghép còn non yếu trong khi cành ghép nặng do đó khi ghép xong  nên buộc cây ghép tựa vào một que tre cắm cạnh gốc để chống đỡ cho cây lúc đầu.

Ở cả 2 phương pháp ghép trên gỗ mềm và  trên cây mầm cần đảm bảo cho đường kính của cành ghép và đường kính của gốc ghép tại chỗ ghép bằng nhau là tốt nhất. Trường hợp không bằng nhau (thường do đường kính cành ghép lớn hơn đường kính gốc ghép tại chỗ ghép) thì khi ghép phải đảm bảo tượng tầng ở một bên của mặt nêm cành ghép khớp với tượng tầng của một bên ghép thì việc ghép mới có kết quả. Theo kinh nghiệm của Ấn Độ phương pháp ghép nêm đạt thành công cao nhất khi thực hiện vào tháng 7 và tháng 8.

3. Ghép ván (Veneer grafting)

Gốc ghép dùng trong phương pháp ghép ván là cây con 6 tháng tuổi có đường kính khoảng 10 - 15 cm. Sau đó ta đặt cành ghép khít vào gốc ghép (cần đảm bảo những lằn cắt trên gốc ghép và trên cành ghép phải có cùng bề dài và bề rộng) rồi dùng băng nhựa cột chặt lại (khi cột phải cột từ dưới lên trên rồi từ trên xuống dưới) và dùng túi nilon cỡ 15 x 10 cm làm mũ che cho chồi ghép như các phương pháp ghép trên. Sau 3 - 4 tuần lễ khi chỗ ghép đã liền hẳn dùng kéo cắt gốc ghép ở phần trên chỗ ghép cho đường cắt xiên để tránh đọng nước làm thối gốc ghép. Khi cắt phải nhớ từng quãng ngắn phân làm 3 lần sẽ giúp cho cây ghép đạt tỷ lệ thành công cao hơn.

Ghép ván cũng có thể thực hiện trên cây con ngoài hiện trường, trường hợp này tuổi cây con có thể tới 15 - 20 tháng tuổi.

Tỷ lệ thành công của ghép ván thực hiện ở vườn trồng điều Shantigodu, S.K. Karnataka Ấn Độ trong 3 năm 1985 - 1988 là 32.9% vào tháng 4 và 32.7% vào tháng 7. Còn ghép ván thực hiện tại hiện trường trên cây con 15 - 20 tháng tuổi ở Trạm nghiên cứu điều Bapatla Ấn Độ theo báo cáo của Nagabhushanam và Venkata Rao (1977) là 49% vào tháng 9 và 36% vào tháng 8.

Ghép ván

Hình - Ghép ván (Veneer grafting)

a: Chồi trước khi ngắt lá

b: Chồi đã ngắt lá

c: Gốc ghép và cành phép được chuẩn bị để ghép

d: Vị trí của cành ghép trên gốc ghép

e: Buộc mối ghép bằng màng mỏng polyetylen

f: Ghép đã thành công

4. Ghép bên (Side grafting)

Phương pháp ghép này được thực hiện ở hiện trường trên những cây con 1 năm tuổi hoặc cây con 2 - 3 năm tuổi phát triển kém. Trên gốc ghép ở độ cao 15cm kể từ mặt đất ta cắt 3 đường theo hình chữ nhật dài 4cm, ngang 1.25cm. Một phần lớp vỏ được tách ra nhưng không được lột vỏ hẳn ra. Ở phần dưới cành ghép dài khoảng 8cm (đã chọn và xử lý) cũng được vạt một mảnh có cùng kích thước như trên gốc ghép, đem lồng vào gốc ghép, đem lồng vào gốc ghép theo đúng vị trí ở dưới lớp vỏ đã tách ra, chính lớp vỏ này giữ cho ghép nằm đúng vị trí, rồi dùng một băng chất dẻo cột cố định lại. Khi công việc ghép bên đã hoàn tất ta cắt bỏ một phần tán lá trên nằm kích thích sự tăng trưởng của càng ghép. Thường sau 3 tháng khi cành ghép đã bắt đầu nảy chồi và ra lá non ta cắt bỏ hoàn toàn gốc ghép ngay ở phía trên chỗ ghép và tháo bỏ dây cột. Thời vụ thích hợp cho kiểu ghép này là từ tháng 6 đến tháng 8 với tỷ lệ thành công tới 70%.

5. Ghép áp (Approach grafting)

Thực hiện kiểu ghép này đối với cây điều cũng tương tự như đối với cây xoài và những cây ăn trái nhiệt đới khác. Cây con làm gốc ghép có tuổi là 11 tháng, cao khoảng 60 cm, chu vi ở chỗ ghép là 4 - 5 cm (đường kính 1.2 - 1.5cm) và chọn cành ghép trên cây mẹ cũng có đường kính tương tự gốc ghép. Cả gốc ghép và cành ghép của cây mẹ cũng được cắt vát ở một phía có kích thước như nhau và được phép áp vào nhau rồi cột chặt chỗ ghép bằng một băng chất dẻo và cố định luôn bầu của gốc ghép nhờ cọc chống đỡ. Sau khoảng 90 ngày khi chỗ ghép đã dính liền ta cắt ngọn gốc ghép và cắt rời cành ghép khỏi cây mẹ ở dưới vị trí ghép như cách làm để tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

Tỷ lệ thành công của cách ghép này ở Ấn Độ đạt 75 - 100%

Ngoài các kiểu ghép nêu trên cón có 2 kiểu ghép có cải tiến sau:

- Kiểu ghép "Y" (Y cutting)

Đây là một kiểu ghép có thể được xem là sự kết hợp đồng thời chiết cành và ghép áp đã được thực nghiệm  ở Ấn Độ (Rao Madhava V.N., Rao Sam bashiva I.K., Hassan Vazir (1957 - 1958) Studies on the vegetative propagation of cashew (Anacardium occidentale L.))

Kiểu ghép "Y cutting" được sử dụng để sản xuất cùng lúc 1 cây chiết và 1 cây ghép trên 1 chồi. Thực hiện phương pháp này vào thời kỳ giữa tháng 2 và tháng 5 thu được kết quả tốt. Thực hiện vào tháng 2 có thể thu được 10 cây chiết và 10 cây ghép từ 10 chồi ghép.

Kiểu ghép chữ "Y cutting"

Hình - Kiểu ghép chữ "Y cutting"

Nguồn: Rao Madhava và Rao Sambashiva, 1958.

- Đẵn ngọn

Đây là một biện pháp kỹ thuật tác động vào những cây điều già từ 8 - 15 năm tuổi cho năng suất và chất lượng sản phẩm hạt kém để cải tạo thành vườn điều trẻ có năng suất và chất lượng sản phẩm hạt cao và nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn điều sẵn có.

Các cây điều già này được đem đẵn ngọn ở độ cao 0.5 - 0.75 m kể từ mặt đất sau vụ thu hoạch và trước khi mùa mưa tới khoảng 2 - 3 tháng. Sau khi đẵn ngọn rất nhiều chồi mọc lên, chỉ chọn và chừa lại khoảng 8 đến 10 chồi khỏe tốt nhất phân bố đều chung quanh gốc để dùng làm gốc ghép theo phương pháp ghép trên gỗ mềm. Cây ghép sau khoảng 60 đến 70 ngày xem như đạt yêu cầu chọn lại lần nữa chỉ để lại khoảng 5 cây tốt nhất. Cần phải xử lý mặt cắt thân cây bằng dung dịch Bordeaux để trừ nấm bệnh và dùng hắc ín bôi lên mặt cắt để tránh làm thối thân cây, còn các chồi non sau khi cắt bỏ dùng dung dịch BHC 50% bôi vào ngay để phòng sâu đục thân. Tỷ lệ thành công có thể đạt từ 50 đến 80% tùy theo mùa.

Bảng - So sánh tỷ lệ cây sống ở 3 kiểu tháp ghép trong 3 năm (1985 - 1988) tại vườn giống điều Shantigodu, S.K. Karnataka Ấn Độ. (tỷ lệ cây sống trung bình %)

Tháng  Tháp trên  thân gỗ mềm  Tháp trên thân trụ lá mầm  Tháp ván
Ba 49.10% 27.30% 28.80%
57.60% 29.50% 32.90%
Năm 59.50% 32.10% 22%
Sáu 65.10% 30.10% 25.20%
Bảy 82.20% 46.20% 32.70%
Tám 73.70% 42.30% 31.30%
Chín 69.40% 34% 28.20%
Mười 67.90% 33.60% 27.40%
Mười một 40.70% 21.50% 16.80%
Trung bình 62% 32.96% 27.26%

 

Tổng số cây tháp thực hiện trong 3 năm : 132,923.

Tổng số cây tháp thành công: 78,121.

Bảng - Ảnh hưởng thời vụ tháp đến tỷ lệ thành công trong kiểu tháp bên 1977 - 1978  và 1978 - 1979 vuồn trồng điều Shantigodu, S.K. Kartanaka, Ấn Độ (Room Singh)

Tháng  / Năm Tỷ lệ thành công tháp bên
1977 1978
Tám 38% 83.02%
Chín 43% 36.60%
Mười  52.35% Không
Mười một 1.20% 9%
Mười hai 15.40% 17.88%
  1978 1979
Giêng 24.60% 5.68%
Hai Không 14%
Ba Không 7.45%
Không 11.92%
Năm Không 43.40%
Sáu 51.80% 72.02%
Bảy 71.70% 76.20%

 

Nguồn tham khảo:

- Phạm Đình Thanh, Hạt điều - Sản xuất và chế biến, 2003.

Xem thêm:

Sâu hại điều - Bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ, sâu đục lá, sâu kết là và hoa, bọ phấn đục nõn, sâu bao, sâu róm đỏ, câu cấu

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tỉa cành, tạo tán, tưới tiêu nước, bón phân, cải tạo vườn già cỗi

Thu hoạch, sơ chế, chế biến hạt điều và quả điều

Bệnh hại điều - Thối cụm hoa, thán thư, thối cổ rễ, váng hồng, đốm lá, móc bồ hóng

Nhân giống điều bằng phương pháp hữu tính (trồng từ hạt)

Trồng cây điều: chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, đào hố trồng cây và trồng xen

Các loại giống cây điều

Yêu cầu điều kiện khí hậu, đất và dinh dưỡng của cây điều

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính - Chiết cành, ghép cành
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Dầu hạt điều (Cashew Kernel Oil) - Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
06/11/2022

Hạt điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào, thành phần chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất tốt cho cơ thể với hàm lượng hơn 40% là chất béo, trong đó có hơn 80% là chất béo chưa bão hòa. Đồng thời, trong hạt điều chứa hàm lượng lớn các Vitamin E (0,9mg/100g hạt điều), có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa và giúp da, tóc chắc khỏe.

0.0
0
Dầu vỏ hạt điều (CNSL) - Tổng quan, tính chất và công dụng
06/11/2022

Vỏ hạt điều có chứa một hỗn hợp các alkyl phenol tự nhiên, một chất lỏng nhớt màu nâu hơi đỏ, có tính độc hại với da người khi tiếp xúc với nó. Chất lỏng này được gọi tên là dầu vỏ hạt điều tự nhiên, tên tiếng anh là Cashew nut shell liquid (CNSL).

5.0
1
Lá điều - Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và ứng dụng
06/11/2022

Lá điều ở Việt Nam có nguồn cung rất dồi dào và phong phú, tuy nhiên những ứng dụng của lá điều chưa được khai thác và bỏ ngỏ rất nhiều tiềm năng. Vậy lá điều có đặc điểm và ứng dụng như thế nào?

0.0
0
Rượu điều - Các loại rượu, đặc điểm và cách chế biến
06/11/2022

Rượu trái điều là sản phẩm khá quen thuộc với người dân Nam bộ, người ta thường gọi với tên Rượu điều hay Rượu đào lộn hột. Theo lưu truyền trong dân gian và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh thông qua các thành phần dinh dưỡng của trái điều, rượu trái điều có tác dụng lợi tiểu, làm săn chắc da và có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy.

0.0
0
Trái điều đóng hộp, kẹo và mứt trái điều, giấm trái điều
06/11/2022

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, trái điều đang ngày càng được chú ý đến nhằm khai thác tối đa tiềm năng của loại trái này thay vì chỉ thu hoạch hạt rồi bỏ trái, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên. 

5.0
1
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc
06/11/2022

Trái điều được xem là một trong những nguyên liệu tiềm năng có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y học, công nghệ thực phẩm cho đến thức ăn chăn nuôi, cồn khô và giấm điều.

0.0
0
Nước ép quả điều - Đặc trưng và phương pháp chế biến
06/11/2022

Nước ép quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất đa dạng và đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất. Theo đó, hàm lượng vitamin C có trong trái điều thậm chí cao hơn các loại trái thuộc họ chanh cam nhiều lần (gấp 5 lần chanh, 6 lần bưởi, 8 lần quýt).

0.0
0
Trái điều (quả điều) - Thành phần dinh dưỡng và công dụng
06/11/2022

Trái điều (quả điều) là một sản phẩm có giá trị kinh tế của cây điều. Hiện nay ở những nước có trồng nhiều điều (trong đó có Việt Nam) trong mùa thua hoạch ngoài sản phẩm chính là hạt điều còn thu được hàng triệu tấn trái điều. 

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)