Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp

Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp

Ngày đăng: 06/11/2022

Bóc vỏ lụa là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình chế biến hạt điều. Bóc vỏ lụa là công đoạn yêu cầu về kỹ thuật cao nhằm thu được lượng nhân đạt hiệu quả cao nhất.

Nhân điều sau khi tách vỏ cứng bên ngoài thì vẫn còn một lớp vỏ lụa mỏng màu nâu bao bọc quanh nhân bên ngoài. Để thu được nhân trắng sạch vỏ lụa và lớp vỏ lụa bên ngoài riêng cần phải trải qua quá trình bóc vỏ lụa (lột vỏ lụa). 

Yêu cầu kỹ thuật

Nhân điều (còn vỏ lụa) sau khi đã sấy đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua bộ phận bóc vỏ lụa để lột vỏ lụa và lấy nhân. Quá trình bóc vỏ lụa được xem là đạt yêu cầu khi đảm bảo các tiêu chí sau:

- Nhân điều phải sạch lớp vỏ lụa, trên bề mặt nhân không được sót vỏ lụa.

- Nhân điều phải nguyên vẹn, không được bể vỡ và cạo gọt nhân vượt quá mức cho phép.

Các phương pháp bóc vỏ lụa

Có hai phương pháp bóc vỏ lụa phổ biến hiện nay là bóc vỏ lụa thủ công và bóc vỏ lụa bằng máy.

Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Bóc vỏ lụa thủ công là phương pháp sử dụng tay hoặc dao cạo thô sơ để bóc lớp vỏ lụa bên ngoài hạt điều. Phương pháp này đòi hỏi người lột vỏ lụa phải tỷ mỹ và khéo léo, tránh để dao lạm vào nhân điều, làm vỏ điều bị gọt hoặc bị bể. 

Kỹ thuật bóc:

Bóc vỏ lụa thủ công phụ thuộc nhiều vào sự cần mẫn và khéo tay của công nhân vì vậy ngay từ buổi đầu người công nhân cần được hướng dẫn cẩn thận các thao tác: tay cầm nhân, tay cầm dao bóc, trình tự bắt đầu lột vỏ lụa từ vị trí nào trên nhân, sự hỗ trợ của dao bóc,...càng kỹ bao nhiêu thì về sau năng suất và chất lượng sản phẩm bóc ra càng ổn định và cao bấy nhiêu.

Ưu điểm của bóc vỏ lụa thủ công:

- Bóc vỏ lụa thủ công không cần đầu tư máy móc và trang thiết bị nên chi phí đầu tư thấp, chủ yếu cần bàn bóc và dao cạo là có thể thực hiện được.

- Bóc thủ công còn có một ưu điểm khác là bóc được những hạt có vỏ lụa bị xát, khó tróc lụa mà các máy bóc lụa không thể làm được.

Nhược điểm của bóc vỏ lụa thủ công:

- Năng suất lao động thấp, trung bình một người một ngày chỉ bóc được khoảng 7 đến 10 kg nên cần nhiều lao động, khó mở rộng quy mô sản xuất.

- Tỷ lệ hao hụt cao, tỷ lệ vỡ không đồng đều phụ thuộc vào tay nghề của người công nhân.

Bóc vỏ lụa thủ công tại một doanh nghiệp ở châu Phi

Hình - Bóc vỏ lụa thủ công tại một doanh nghiệp ở châu Phi

Hiện nay, bóc vỏ lụa thủ công ít phổ biến, chủ yếu vẫn còn tồn tại ở các quốc gia có công nghệ chưa phát triển. Tuy nhiên, khâu bóc vỏ lụa thủ công vẫn cần thiết để xử lý hàng sót lụa (hàng nhích) vì máy bóc lụa không thể làm được việc này.

Bóc vỏ lụa cơ giới (Bóc vỏ lụa bằng máy)

Bóc vỏ lụa cơ giới sử dụng máy bóc lụa với cơ chế hoạt động dựa trên chà sát cơ học hay dùng khí ép, tạo lực để lớp vỏ lụa tróc ra khỏi nhân hạt điều. Trước kia, hệ thống máy bóc lụa cơ giới chủ yếu là công nghệ được sản xuất từ nước ngoài với chi phí đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả bóc lụa vẫn tương đối thấp, tỷ lệ vỡ lại cao nên ít phổ biến. Từ những năm 2009, hệ thống máy bóc lụa tự động được đầu tư nghiên cứu và dần hoàn thiện tại Việt Nam, tạo ra những ưu thế vượt trội cho ngành công nghiệp chế biến hạt điều nước ta. 

Hệ thống bóc lụa bằng máy

Hình - Hệ thống bóc lụa bằng máy 

Kỹ thuật bóc

Đối với máy bóc vỏ lụa tự động, mỗi đầu máy chỉ cần một công nhân đứng máy điều chỉnh. Hạt điều nhân sau khi sấy được đưa vào gàu chứa, sau đó băng tải sẽ tự động đưa hạt điều nhân qua hệ thống bóc lụa từ động, kết quả đầu ra cho những hạt điều đã được thổi sạch vỏ lụa, phần vỏ lụa được thổi riêng ở một phễu ra khác.

Ưu điểm của bóc lụa bằng máy

- Năng suất vượt trội với công suất xử lý từ 250 đến 350 kg hạt điều mỗi giờ, vì vậy dễ dàng đầu tư mở rộng sản xuất và ít phụ thuộc vào lao động của con người.

- Kiểm soát được chất lượng đầu ra với tỷ lệ thu hồi nhân cao (80-95%), tỷ lệ bể chỉ từ 4 đến 8%

- Các máy bóc lụa tự động đã được nghiên cứu và sản xuất trong nước nên chủ động về công nghệ sản xuất, chi phí đầu tư cạnh tranh hơn nhiều so với việc nhập khẩu thiết bị.

Nhược điểm của bóc lụa bằng máy

- Bóc lụa bằng máy tuy có nhiều ưu điểm nhưng có nhược điểm lớn nhất là tỷ lệ thu hồi nhân vẫn chưa được hoàn toàn, vẫn còn một phần nhân sót lụa bắt buộc phải sử dụng phương pháp bóc lụa thủ công.

- Kỹ thuật sản xuất đòi hỏi người công nhân chỉnh máy phải linh động điều chỉnh theo từng mẻ điều để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống bóc lụa bằng máy tương đối lớn.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành điều Việt Nam đều sử dụng công nghệ bóc lụa bằng máy và kết hợp bóc lụa thủ công để xử lý những phần nhân còn sót lụa.

*Nguồn: Pagacas tổng hợp.

Xem thêm:

Chế biến và bảo quản hạt điều

Phương pháp đóng gói sản phẩm nhân điều

Phân loại hạt điều - Phân loại (phân cấp) hạng sản phẩm nhân điều

Sấy hạt điều - Yêu cầu kỹ thuật và các loại lò sấy

Cắt bóc vỏ (chẻ tách vỏ) trong chế biến hạt điều

Xử lý nhiệt trong chế biến hạt điều (chao dầu - hấp chín)

Làm sạch và ẩm hóa (làm ẩm) trong chế biến hạt điều

Sàng cỡ (phân cỡ) hạt điều trong chế biến

Bình luận
0.0/5
0 đánh giá về Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp
5
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Chưa có đánh giá về Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp
Bình luận ngay
Hạt điều - Tổng quan, thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các thông tin cơ bản khác
06/11/2022

Trong các loại hạt, hạt điều là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng.

0.0
0
Tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách và luận văn nghiên cứu về điều (hạt điều, cây điều, ngành điều)
06/11/2022

Sau đây là tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, các bài báo khoa học, luận văn nghiên cứu,...  về cây điều và những sản phẩm xuất phát từ cây điều như hạt điều, trái điều, lá điều,...

0.0
0
Các tiêu chuẩn hạt điều xuất (nhập) khẩu
06/11/2022

Để đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đồng thời có kế hoạch sản xuất để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng theo những quy định cụ thể hiện hành nhằm đạt được sự thuận lợi trong việc xuất khẩu và đàm phán giá bán tốt nhất, nhà sản xuất hạt điều cần chú ý và áp dụng các quy chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hạt điều sau trong từng trường hợp thích hợp.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850 2010
06/11/2022

TCVN 4850:2010 is compiled by CAFECONTROL, appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development, proposed by the General Department of Standards, Metrology and Quality and published by the Ministry of Science and Technology.

0.0
0
Tiêu chuẩn hạt điều thô Việt Nam TCVN 12380:2018
06/11/2022

Hạt điều thô (raw cashew nut) là quả thực của cây điều, gồm có vỏ cứng bên ngoài, vỏ lụa bao quanh nhân và nhân hạt điều. Phần quả bên dưới phình to có màu đỏ hoặc vàng là quả giả.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều ASEAN (ASEAN Stand 20:2011)
06/11/2022

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hạt điều được chế biến từ các loại hạt đã chín kỹ của các giống Anacardium mysidentale L. thuộc họ Anacardiaceae thích hợp và được biết đến tại các quốc gia thuộc ASEAN như được nêu trong Phụ lục 1, và được chế biến thành nguyên liệu thô (nguyên hạt, tách đôi hoặc chia nhỏ) để được cung cấp cho người tiêu dùng.

0.0
0
Tiêu chuẩn AFI dành cho hạt điều (2016)
06/11/2022

Các chuyến hàng nhập khẩu vào Mỹ phải có chất lượng và bảo quản tốt phù hợp với tập quán thương mại, đặc biệt không được phép nhiễm sâu sống.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều thành phẩm
06/11/2022

Tiêu chuẩn nhân điều thành phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn AFI và các tiêu chuẩn theo chuẩn ISO, được thể hiện trong sách "Hạt điều - Sản xuất và chế biến" của tác giả Phạm Đình Thanh, 2003.

0.0
0
Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850:1998
06/11/2022

Yêu cầu kỹ thuật chung về nhân điều

- Tỷ lệ sót lụa không được quá 1%, đường kính không quá 1mm.

- Không được nhiễm bẩn, sâu mọt hoặc hư hại do sâu mọt

- Không được ôi dầu hoặc có mùi lạ.

- Độ ẩm không quá 5%.

- Không vượt quá 5% lỗi nhân cấp dưới.

0.0
0
Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000
06/11/2022

Không còn nghi ngờ gì nữa với nhu cầu tiêu dùng nhân hạt điều trên thế giới khá ổn định và ngày một gia tăng theo sự giàu lên của các nước, cây điều đã trở thành một cây công nghiệp xuất khẩu có giá trị kinh tế cao cho những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi phù hợp cho cây điều phát triển.

0.0
0
Quản lý chất lượng toàn diện sản phẩm nhân điều
06/11/2022

Chất lượng sản phẩm nhân điều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hạt điều thô đưa vào chế biến. Có thể nói 80% chất lượng nhân do chất lượng hạt điều thô quyết định. 

0.0
0
Phương pháp đóng gói sản phẩm nhân điều
06/11/2022

Nhân điều sau khi phân cấp hạng đúng chuẩn đủ khô (ẩm < 5%) được đóng vào thùng thiếc - bao bì chuẩn đã được thị trường chấp nhận trong nhiều thập kỷ.

0.0
0

Google Reviews

0
0 reviews
Liên hệ qua zalo
Hotline 0879 381 381
(0)