Ăn hạt điều thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn quá 200g một ngày, nên ăn từ 30g đến 45g hạt điều một ngày để nhận được lợi ích tốt nhất. Theo khuyến cáo của cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tuyên bố rằng "ăn 1.5 oz (tương đương 42,5 gram) mỗi ngày hầu hết các loại hạt như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch".
Đối tượng cần lưu ý sử dụng:
- Trẻ em chưa mọc răng (dưới 2 tuổi): điều là loại hạt cứng cần phải nhai trước khi nuốt nên trẻ em chưa mọc răng không nên ăn điều, nhóm tuổi hay có thói quen ngậm nuốt dễ dẫn đến nghẹn cổ họng rất nguy hiểm. Ngoài ra hệ tiêu hóa trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng bao tử trẻ. Do hạt điều rất tốt cho sức khỏe nên phụ huynh có thể tham khảo các cách chế biến hạt điều dành riêng cho trẻ nhỏ như hầm như hạt điều, chế biến sữa hạt điều để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
- Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu: hạt điều rất tốt cho mẹ bầu tuy nhiên trong thời gian thai kì 3 tháng đầu không nên ăn hạt điều vì sẽ khiến cơ thể khó tiêu, khó hấp thụ chất dinh dưỡng và gây cảm giác buồn nôn. Do đây là thời kì ốm nghén, sức khỏe yếu và thai nhi chưa phát triển ổn định.
Những điều nên khi ăn hạt điều:
- Lựa chọn hạt điều chất lượng: nên lựa chọn hạt điều dựa vào thương hiệu để chọn loại có xuất xứ và công nghệ sản xuất tốt, sản phẩm phải đảm bảo chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (đã được kiểm tra số công bố/tự công bố).
- Chú trọng vào trọng lượng tịnh để không bị mua lầm vào giá ảo.
- Đối với trẻ em, mẹ bầu và người có bệnh nền cao huyết áp phải kiêng muối thì nên sử dụng hạt điều nguyên vị và sữa hạt điều từ hạt điều tươi.
- Nên ăn dùng hạt điều kết hợp với các món ăn khác để để không bị ngán và giúp cân bằng dinh dưỡng.
Những điều không nên khi ăn hạt điều:
- Không nên ăn vỏ lụa. Vỏ lụa hạt điều là lớp vỏ mỏng bên ngoài hạt có vị đắng chát như nước chè, vỏ lụa không có tính độc, không gây ảnh hưởng đế sức khỏe tuy nhiên không nên ăn lớp vỏ này vì ăn vỏ lụa sẽ gây rát cổ họng, khó tiêu hóa.
- Tuyệt đối không ăn hạt điều non chưa qua chế biến (hạt còn thô và nguyên vỏ), vì hạt điều được bọc bởi một loại vỏ cứng 2 lớp, giữ 2 lớp này có chứa nhựa phenolic urushiol (khi ăn phải chất này sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy), ngoài ra tiếp xúc với chất này có thể dây dị tứng da, ngứa ngáy. Chỉ sử dụng hạt điều đã qua chế biến.
- Không nên ăn hạt điều trước bữa ăn chính vì hạt điều chứa nhiều năng lượng, khi ăn tạo cảm giác no, đầy bụng. (Nếu đang ăn kiêng thì có thể dùng hạt điều trước bữa ăn để giảm lượng thức ăn tiêu thụ).
- Không nên ăn hạt điều khi sắp đi ngủ vì cảm giác no đầy bụng khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ.
- Không nên ăn quá nhiều hạt điều cùng 1 lúc vì hạt điều chứa nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Ăn nhiều hạt điều khiến cơ thể hấp thu cùng lúc quá nhiều năng lượng và dưỡng chất, điều này là không tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng hạt điều lượng vừa phải và theo thời gian cách nhau đều đặn.
- Không nên ăn hạt điều bị sâu mốc hoặc quá hạn sử dụng, vì trong các loại hạt này có thể sinh độc tố aflatoxin. Ngoài ra cũng không nên ăn hạt điều để quá lâu vì hạt điều tiếp xúc lâu với không khí sẽ bị oxi dẫn đến chất lượng bị suy giảm và giảm hương vị thơm ngon.
Tương tác của hạt điều đối với các bệnh lý và thuốc điều trị:
- Người bị đau đầu, đau nửa đầu không phù hợp sử dụng hạt điều. Vì trong hạt điều có chứa nhiều axit amin như tyramine và phenylethylamine, các axit amin này có thể giúp duy trì mức huyết áp bình thường và mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, các loại axit amin này lại có thể gây tình trạng đau nửa đầu và đau đầu cho những người nhạy cảm với chúng.
- Không nên ăn hạt điều nếu cơ thể tiền sử bị dị ứng hoặc sốc phản vệ.
- Tương tác với các loại thuốc do chất magie trọng hạt điều: do hạt điều rất giàu magie (82.5mg trong 28g hạt) nên sẽ dẫn tới tương tác với một số loại thuộc nhảy cảm với magie.
+ Nhóm thuốc kháng sinh quinolon như ciprofloxacin: ngăn chặn cơ thể hấp thu kháng sinh.
+ Nhóm thuốc huyết áp và thuộc chẹn kênh canxi: gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và giữ nước.
+ Các nhóm thuốc khác: thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường, thuốc tuyến giáp và penicillamine cũng có phản ứng với magie.
*Nguồn tham khảo dựa theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland.
Xem thêm:
Món ngon từ hạt điều: gà xào hạt điều
Giá trị dinh dưỡng và cách làm sữa hạt điều