Hạt điều đang ngày càng trở nên phổ biến với rất nhiều người nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người sử dụng hạt điều thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rất tốt cho sức khỏe, sử dụng hạt điều nếu không đúng cách sẽ có những nguy cơ và tác hại nhất định. Vậy những nguy cơ hay tác hại cần lưu ý của hạt điều là gì?
Lớp vỏ cứng gây nóng, rát cổ: theo quan niệm lâu nay thì ăn hạt điều gây nóng. Tuy nhiên sự thật là hạt điều không gây nóng mà cảm giác rát cổ, khô cổ họng khi ăn là do nhựa phenolic urushiol trong lớp vỏ cứng hạt điều gây ra. Hiện tượng này xảy ra khi hạt điều không được xử lí đúng cách dẫn đến có 1 lượng dầu trong hạt điều, vì vậy chúng ta cần lưu ý chế biến hạt điều đúng cách hoặc mua hạt điều đạt tiêu chuẩn.
Gây hại cho cơ thể khi ăn điều sống: ăn trực tiếp hạt điều sống có thể gây hại cho cơ thể (ngộ độc, dị ứng, ngứa, tiêu chảy,...) do hạt điều sống có chứa nhựa phenolic urushiol (thường có trong cây thường xuân) trong lớp vỏ cứng. Lượng dầu trong hạt điều chỉ có thể tiêu biến khi rang ở nhiệt độ cao và tách vỏ.
Tăng cân nếu ăn quá nhiều: 200g hạt điều cung cấp đến 292% nhu cầu chất béo 1106 calo và 65% nhu cầu protein trong 1 ngày. Do đó nếu ăn hạt điều quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn, lượng calo cao. Như chúng ta biết thì hạt điều là nguồn chứa chất béo không bão hòa đơn tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu lượng chất béo này bị thừa thì cũng gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy ăn hạt điều giúp giảm cân tuy nhiên phải ăn theo liều lượng khoa học hợp lí, nếu dùng sai cái sẽ bị phản tác dụng.
Ăn nhiều hạt điều rang muối ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch: 200g hạt điều nguyên chất chứa 24mg natri, trong khi đó 200g hạt điều rang muối chứa đến khoảng 1293mg natri. Lượng natri trong cơ thể quá cao sẽ gây tăng huyết áp và phát sinh các vấn đề cho tim mạch (theo CDC - Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thì người khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ 460 đến 920 mg natri mỗi ngày. Dù lượng natri trong hạt điều không vượt quá lượng cho phép nhưng cũng góp 1 lượng lớn cùng với nguồn natri cung cấp từ các thực phẩm khác dẫn đến quá liều lượng cho phép. Vì vậy nếu có vấn đề về tim mạch chúng ta nên lựa chọn hạt điều nguyên vị hoặc hạt điều tươi để sử dụng thay vì hạt điều rang muối.
Gây dị ứng: ăn quá nhiều hạt điều có thể gây dị ứng. Đối với một số người dị ứng thành phần trong hạt điều, ăn hạt điều nhiều có thể gây sốc phản vệ hoặc tắc nghẽn đường thở (mức độ nặng hơn ở trẻ em), phản ứng này mạnh hơn đối với dị ứng đậu phộng.
Gây nguy hiểm khi 1 số nhóm thuốc tương tác nhạy cảm với thành phần magiê: 100g hạt điều chứa đến 294mg magiê, đây là chất dễ tương tác nhạy cảm với một số nhóm thuốc:
- Nhóm thuốc kháng sinh quinolon như ciprofloxacin: ngăn chặn cơ thể hấp thu kháng sinh.
- Nhóm thuốc huyết áp và thuộc chẹn kênh canxi: gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và giữ nước.
- Các nhóm thuốc khác: thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường, thuốc tuyến giáp và penicillamine.
Không tốt cho tình trạng đau đầu: 2 loại axit amin có trong hạt điều là tyramine và phenylethylamine có ảnh hưởng không tốt đến chứng đau đầu và đau nửa đầu (đặc biệt đối với người có tiền sử dị ứng với 2 chất này)
Thiếu dinh dưỡng nếu chỉ ăn mỗi hạt điều: hạt điều là loại thực phẩm thơm ngon nên dễ dẫn đến cảm giác thèm ăn liên tục và không ăn các loại thực phẩm khác. Tuy hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng, calo, protein nhưng vẫn không phải đầy đủ các chất cơ thể cần, vì vậy chỉ ăn hạt điều dễ đến mất cân bằng dinh dưỡng. Chúng phải nên kết hợp ăn hạt điều với các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Ăn nhiều hạt điều rang muối có thể gây hại cho thận: người mắc bệnh thận được khuyên không nên tiêu thụ quá nhiều protein thực vật và kali. Vì trong hạt điều có chứa nhiều protein thực vật và đặc biệt là hạt điều rang muối chứa nhiều kali nên sẽ dẫn đến tăng đột biến 2 loại chất này cho cơ thể khi ăn nhiều, làm cho thận hoạt động quá mức gây hại thận (điều này là không tốt cho người bệnh thận).
Gây khản cổ, mất giọng: hạt điều chứa hàm lượng chất béo cao không tốt cho niêm mạc họng (gây ra tình trạng kích ứng). Đặc biệt với hạt điều vỏ lụa, nếu vô tình ăn phải vỏ lụa sẽ gây tổn thương niêm mạc họng. Vì các nguyên nhân trên, ăn hạt điều quá nhiều có thể gây khản cổ, mất giọng.
Gây nguy hại khi ăn phải hạt điều kém chất lượng (mốc, nhiễm khuẩn, quá hạn sử dụng, để quá lâu ngoài không khí): hạt điều bị nhiễm nấm Aspergilus là một tác nhân gây ung thư nguy hiểm. Ngoài ra ăn hạt điều kém chất lượng có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi,...
Nhìn chung bất kì loại thực phẩm nào nếu dùng không đúng cách đều có thể gây hại, hạt điều cũng vậy. Do đó khi sử dụng hạt điều chúng ta cần hiểu các thành phần dinh dưỡng trong hạt điều và có sự phân bổ sử dụng hạt điều đúng liều lượng có lợi cho cơ thể để phát huy tối đa lợi ích và giảm tối thiểu rủi ro. Đặc biệt nên lựa chọn kĩ hạt điều trước khi mua (thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm).
*Nguồn tham khảo dựa theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland.
Xem thêm:
Thành phần dinh dưỡng của hạt điều
4 thành phần dinh dưỡng chính trong hạt điều